Thông thường các bom tấn điện ảnh có mức chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đô, bạn sẽ bất ngờ khi biết được có những tựa game được sản xuất với số tiền lớn hơn như thế nữa.
*Tất cả số tiền đầu tư bao gồm tổng chi phí sản xuất, tiếp thị, quảng bá và chênh lệnh mệnh giá trong năm 2016. Danh sách này bao gồm 2 phần, phần 1 với các tựa game có chi phí đầu tư từ 100 – 200 triệu Đô, phần 2 là những tựa game có sự đầu tư kinh khủng hơn từ 200 – 500 triệu Đô.
Red Dead Redemption (109 triệu Đô)
Rockstar Games được biết đến với 2 tựa game hàng đầu là Grand Theft Auto và thương hiệu game Red Dead. Bản Red Dead đầu tiên thực sự không tạo được quá nhiều sự chú ý từ cộng đồng game thủ tuy nhiên các dòng game Red Dead sau đã chứng minh được sức mạnh của thương hiệu này.
Bản Red Dead Redemption đã bán được hơn 14 triệu bản kể từ lúc phát hành đồng thời cũng được nhận sự đánh giá cao từ cộng đồng game thủ. Tựa game nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các nhà phê bình về chất lượng so với người tiền nhiệm của nó.
Vì vậy trong tất cả các bạn xếp hạng các tựa game tốn kém nhất trong lịch sử Red Dead Redemption luôn luôn nằm trong top 10 trong suốt thời gian qua. Với mức độ đầu tư khủng như vậy game thủ tự hỏi liệu Red Dead Redemption 2 sẽ phải tiêu tốn bao nhiêu tiền để sản xuất.
APB: All Points Bulletin (105 triệu Đô)
APB: All Points Bulletin là trò chơi thế giới mở nhiều người chơi, đây là thành quả sau rất nhiều năm nghiên để gửi đến game thủ. Có vô số câu chuyện cường điệu về tựa game này được phát tán trong thời gian qua đồng nghĩa với việc APB: All Points Bulletin luôn luôn gây được sự chú ý của game thủ.
Theo tiết lộ APB: All Points Bulletin được sản xuất với chi phí lên đến 105 triệu Đô (nếu tính chi phí gia tăng và thay đổi giá trị tiền tệ năm 2016 con số này sẽ lên đến 116 triệu Đô). Tuy nhiên vì nhiều lý do tựa game này không được đón nhận và dần dần đi vào bế tắc bỏ mặc 130000 game thủ. Sau đó K2 Networks đã mua lại tựa game 105 triệu Đô này với giá 1,8 triệu Đô, quá hời cho một phi vụ kinh doanh.
Đây là minh chứng lớn nhất cho việc đầu tư vào video game. Việc tiêu tốn một số tiền lớn vào 1 tựa game là một cuộc cá cược và nếu không may bạn sẽ mất hết trong vụ các cược đó.
Too Human (110 triệu Đô)
Ý tưởng “development hell” là một ý tưởng quen thuộc trong các bộ phim Hollywood nhưng lại khá mới lạ khi áp dụng vào một tựa game. Nắm được tình hình đó Too Human là tựa game được sản xuất xoay quanh đề tài này. Trong quá trình sản xuất và phát triển, Too Human gặp rất nhiều biến cố và thay đổi bởi các mối quan hệ của các nhà sản xuất.
Mãi đến năm 2005, Silicon Knights đã cộng tác cùng Microsoft để phát hành Too Human trên Xbox 360, đây là 1 dự án lớn khi tiêu tốn ngân sách đến 110 triệu Đô. Một tin buồn nữa chính là doanh thu thấp lèo tèo của Too Human chỉ với 700000 bản, không đủ chi phí để hoàn lại vốn chứ chưa nói đến việc kiếm lời.
Grand Theft Auto IV (hơn 110 triệu Đô)
Khi Halo 3 được phát hành vào năm 2007, nó đã phá mọi kỷ lục doanh thu trong vòng 24h đầu tiên đã biến ngành công nghiệp game trở thành một nền công nghiệp đầy tiềm năng. Sau đó 1 năm Grand Theft Auto IV của Rockstar đã nối tiếp sự thành công và phá bỏ kỷ lục ban đầu của Halo 3.
Về cơ bản Grand Theft Auto IV là phần tiếp theo của Grand Theft Auto III và kế thừa mọi thành công của những người tiền nhiệm. Công việc của tựa game này là phát hành và thu về doanh số bởi các dòng game trước đã trải ra một con đường thuận lợi cho các phần game sau, đây cũng là lý do dễ hiểu tại sao có hơn 1000 nhân viên làm việc trong dự án này liên tục vài năm. Và trong thời điểm đó Grand Theft Auto IV trở thành tựa game có mức đầu tư kinh khủng nhất.
Star Citizen (138 triệu Đô)
Là tựa game có mức đầu tư và chi phí phát sinh lớn Star Citizen của Cloud Imperium Games được cho rằng đây không phải là một trò chơi bình thường và tựa game này hàng ngày vẫn được đổ tiền vào để phát triển.
Các nhà đại diện vẫn chưa tiết lộ ngày ra mắt của Star Citizen mặc dù vốn đầu tư đã được chứng minh và công bố rộng rãi. Có hay chăng là một hình thức quảng bá nữa trước thềm ra mắt của Star Citizen?