Như chúng ta đã biết Tào Tháo vốn là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Nhân vật này không những tài giỏi mà còn nổi tiếng đa nghi đến mức trở thành ví dụ so sánh điển hình khi thấy ai hay nghi kị. Game thủ hiện nay cũng đang dần trở thành một phiên bản khác của Tào Thào bởi họ không dễ tin tưởng bất cứ thứ gì hay bất cứ ai. Phải chăng đây là cách tự bảo vệ mình của người chơi?.
Nếu lướt qua các fanpage hay trang tin với những nội dung game mới về hoặc các bài bình luận đánh giá thì chúng ta có thể bắt gặp thái độ của game thủ luôn tỏ ra hời hợt ác cảm. Họ cho rằng đó chỉ một cách thức pr rẻ tiền trá hình nào đó, vội vã phủ nhận những sản phẩm chưa chính thức mở cửa và làm lơ trước lời chào mời hấp dẫn. Tất cả đều xuất phát từ sự đa nghi của game thủ trước NPH, trước tin đồn hay thậm chí với cả game. Sự đa nghi này trở thành lớp phòng bị bao bọc khiến người chơi cày kéo trong lo lắng, bất ổn và chán chường.
Quá nhiều kinh nghiệm đau thương
Nếu như ban đầu lùi về thời gian cách đây hơn chục năm, game thủ chơi game với sự vô tư lạc quan đến kì lạ. Ngày nay khi game trở thành một ngành công nghiệp và dính đậm mùi tiền thì sự vô tư kia cũng mất đi. NPH bắt đầu tính toán lợi nhuận và coi người chơi là con mồi để khai thác. Thu phí - cash shop đầy đủ, mặc dù có khá nhiều game thủ ai oán phản đối nhưng cuối cùng vẫn chấp nhận. Tuy nhiên thứ mà họ nhận được là gì?. Game chất lượng thấp mà hút máu, cách chăm sóc tệ hại và lỗi game thì xuất hiện liên tục. Tất cả tinh thần và vật chất người chơi đều đã bỏ ra nhưng kết quả hầu hết chỉ là nỗi buồn. Game chết, NPH bỏ của chạy lấy người và cuối cùng chịu thiệt vẫn thuộc về game thủ.
Các thành viên "tiền mất tật mang" tạo thành kí ức xấu xí khó phai nhòa trong tâm trí của họ. Chúng trở thành những kinh nghiệm xương máu khiến trái tim game thủ trở nên chai sạn và phòng bị. Họ đa nghi hơn để chắt lọc mọi thông tin, sự kiện nhằm bảo vệ tinh thần tiền bạc của mình. Từ đó những bài báo, giới thiệu xung quanh game hay liên quan đến game đều bị đưa vào tầm ra đa kiểm soát từng câu chữ. Có một số chi tiết quảng cáo pr bị người chơi nhìn thông suốt, tóm gọn vì dù sao lúc trước họ cũng từng bị lừa như thế hoặc do cách khen quá lộ liễu. Hầu hết số còn lại thì game thủ không hiểu lắm nhưng chưa cần suy xét xâu xa đã bị dẹp qua quăng một bên và kết luận luôn là rác hay rẻ tiền mặc kệ đúng sai. Đây tượng trưng cho lối suy nghĩ đa nghi tứ phía một cách chủ quan của các thành viên.
Đa nghi giúp bảo vệ game thủ nhưng cũng gây mệt mỏi
Sự đa nghi là tính cách xuất hiện do hoàn cảnh tác động chứ không phải bẩm sinh. Nó tựa như phản ứng "một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng" và game thủ lo lắng sợ hãi trước những trò bịp bợp lừa dối xung quanh. Họ quyết định phải trở nên mạnh mẽ phòng bị hơn, không được dễ dàng tin tưởng bất cứ thứ gì. Game mặc dù là niềm yêu thích nhưng cũng không đáng để phải mất tiền mất công sức vô ích vào nó. Sự đa nghi hẳn là có hiệu quả thực tế khi giúp người chơi tránh xa được một số rắc rối không cần thiết. Phản ứng của game thủ là không bị mê hoặc trước những lời khen ngợi game trên báo chí đồng thời không bị lung lay trước những lời dìm hàng ném đá sản phẩm mà họ đang chơi.
Tuy nhiên tác dụng và lợi ích luôn đi kèm với khuyết điểm bởi đó vốn là quy luật của cuộc sống. Sự đa nghi khiến game thủ luôn trong trạng thái phòng bị giống như con nhím sẵn sàng xù lông. Họ sẽ thấy mệt mỏi vì cảm giác không an toàn và bi quan. Những thứ xung quanh trong mắt game thủ là lừa dối, bịp bợm, rẻ tiền nên khiến tinh thần hứng thú khám phá giảm đi nhiều. Đối với người chơi lúc này thì game nào cũng giống nhau và đều hút máu. Các thành viên vẫn chơi game nhưng trong hình thức tạm bợ, sẵn sàng bỏ đi bất cứ lúc nào. Họ nạp tiền dè dặt thậm chí không nạp vì lo mất trắng, game thiếu doanh thu cũng khó bề trụ nổi.