Đây cũng là lý do tại sao gần đây các tựa game mới của các công ty nước ngoài không còn đặt Nhật Bản vào vị trí ưu tiên phát hành nữa.
Trước đây nhiều game thủ vẫn thắc mắc tại sao Pokemon GO lại phát hành tại Nhật Bản muộn đến vậy. Đã có nhiều lý giải cho câu chuyện này nhưng chung quy lại chúng chỉ đưa ra một lời giải thích mơ hồ về vấn đề “máy chủ”.
Sau đó một thời gian, nhiều game thủ và các nhà chuyên gia đã nhận xét rằng nguyên nhân sâu xa có thể do game thủ Nhật ngày càng khó tính.
Thời gian gần đây các tựa game được lưu hành vào Nhật Bản như một quốc gia ưu tiên khi phát hành đã nhận được các phản hồi không mấy tích cực từ game thủ Nhật. Tuy nhiên khi xét về tổng thể các tựa game ấy không đến nổi tệ như những lời nhận xét và đánh giá từ phía game thủ.
Game thủ Nhật ngày nay có xu hướng đánh giá game dựa trên sở thích cá nhân, chỉ một yêu cầu nhỏ của bản thân mà tựa game đó không đáp ứng được sẽ “bị” họ đánh giá thấp. Chính điều này đã ảnh hưởng đến doanh số bán ra của tựa game đó ở các nước khác, phát hành sau Nhật Bản.
Nhưng nếu ngược lại, các tựa game được phát hành ở các nước khác sau đó mang đến Nhật Bản lại nhận được nhiều sự khả quan hơn về mặt doanh thu.
Khi so sánh cùng 1 tựa game trên hệ thống Amazon, chúng nhận được đánh giá cao hơn của game thủ quốc tế so với game thủ Nhật Bản. Chính điều này đã cho thấy sự khó tính trong việc đánh giá game của người Nhật. Nếu để ý 2 cột đánh giá của Final Fantasy XV và Pokémon Sun sẽ nhận thấy rõ điều này.
Nhiều ý kiến từ game thủ Nhật cũng đồng ý với điều này, họ cho rằng:
“game không miễn phí – 1 sao”, “game nhàm chán – 1 sao”.
“vâng nó giải thích tại sao Pokemon GO lại được phát triển ở các nước khác và trở thành hit sau đó mới đến Nhật Bản”.
“việc phát hành ở một nước khác không phải Nhật Bản là một động thái thông minh, tựa game đó sẽ không bao giờ thành hit nếu phát hành đầu tiên ở Nhật”.
“có lẽ người Nhật và người nước ngoài có những yêu cầu và đòi hỏi khác nhau trong cùng 1 tựa game”.