Bạn có nhớ về game truyền hình trực tuyến? Năm 2004, trò chơi HUGO từng một thời đình đám trong cộng đồng truyền thông Việt Nam, với tỉ suất người xem kỷ lục… mang lại lợi nhuận doanh thu quảng cáo khổng lồ.
Tuy vậy, càng về cuối chương trình gameshow lại thiếu đi sự chuyển mới, không có kịch bản sáng tạo và phát triển nội dung đa dạng hơn… nên dù có bước khởi đầu tốt nhưng chương trình cũng buộc phải dừng chân lại.
Và hiện nay, sau hơn 10 năm phát triển công nghệ số, có lẽ chúng ta sắp sửa đón sự dậy sóng trở lại của Game truyền hình trực tuyến… khi các nhà đầu tư phát triển Trung Quốc đang thai nghén rất nhiều kịch bản đặc sắc để giới thiệu cùng công chúng.
ATET nhà phát triển truyền hình Trung Quốc, đang chuẩn bị công bố trò chơi truyền hình trực tuyến “Đường đua phụ tử” phát sóng trên 3 kênh truyền hình lớn nhất Hoa Ngữ. Đây có thể nói là bước đột phá đầu tiên trong lĩnh vực giải trí truyền thông, người xem truyền hình tham dự vào cuộc đua tranh với nhau, cùng hợp tác để vượt qua người khác để về đích trước tiên.
Và có thể nói thị trường game của Trung Quốc và Việt Nam có những điểm rất giống nhau; một phần vì tương đồng về đặc điểm xã hội, tương quan văn hóa cùng tư tưởng phát triển cộng đồng trực tuyến… Chính vì điều đó, mà có lẽ sắp tới chúng ta cũng sẽ chuẩn bị chào đón các kế hoạch gameshow, chương trình truyền hình mới thay vì kênh giải trí âm nhạc quen thuộc đang ngày càng trở nên nhàm chán.
Không giống như mảng phát triển game trên hệ máy điện thoại, máy tính hoặc webgame… game truyền hình ngày nay cần có sự gắn kết nhiều càng nhiều người càng tốt. Định hướng mới theo nhu cầu hiện tại cần phải thay đổi, nhất là các đối tượng người xem truyền hình rất đa dạng, với nhiều độ tuổi thành phần khác nhau. Một khi kịch bản xây dựng tốt, với tương tác hỗ trợ nhiều người lại sẽ mang ý nghĩa gắn kết xã hội nhiều hơn, tạo phản ứng tốt trong cộng đồng.
Và hơn nữa phản ứng của người chơi liên tục thay đổi, không bị nhàm chán.
Chúng ta có thể thấy 6 vấn đề cơ bản trong khi tiến hành một show truyền hình game: chiến lược kinh doanh, tài nguyên con người, sản phẩm chất lượng, nguồn vốn đầu tư, phối hợp truyền thông, tương tác trực tuyến,… Việc đồng điệu các vấn đề này có thể xem rất quan trọng, giả sử khi không tương tác người chơi không chuẩn xác, đường truyền mạng có vấn đề cũng gây nên phản ứng tiêu cực, quay lưng lại với chương trình.
Tuy vậy, thị trường gameshow truyền hình cực kỳ lớn với hiệu quả truyền thông cực kỳ cao. Tỉ suất quảng cáo đi kèm cùng tỉ lệ quan tâm của người xem với tựa game thực sự rất xứng đáng với chi phí đầu tư bỏ ra. Hiện tại có lẽ gameshow truyền hình trực tuyến chỉ cần một ngọn lửa là có thể bùng lên sức sống truyền thông giải trí mới.