Chỉ cần nghe râm ran về game, nhiều cha mẹ nhăn mặt... dị ứng với hai chữ "game thủ". Vậy mà có phụ huynh hào hứng... rủ con chơi game. Chuyên lạ gì đây? Thế là bạn chưa biết, có những loại game cực tốt cho các nhóc tì đấy!
Game offline Pikachu đã từng gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều trẻ em tại Việt Nam
Sau khi kết thúc bài tập về nhà, bé Nguyễn Thành Trung (lớp 9 trường THCS Ngô Chí Quốc, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) vội vàng bật máy vi tính mở game offline Pikachu ra chơi. Ngón tay di chuột rất nhanh, mắt tập trung vào màn hình vi tính chi chít màu sắc của những hình vung mô phỏng hình ảnh các con thú trong truyện tranh Pokemon, chỉ vài phút, Tiến kết thúc ván chơi đầu tiên, với gương mặt rất sảng khoái.
Những tưởng thấy con say sưa với game, chị Thảo, mẹ bé sẽ cằn nhằn, không ngờ, chị chỉ dịu dàng bảo với tôi: "Học nhiều quá cũng không tốt, cho thằng tí chơi game vừa giải trí vừa rèn luyện sự nhanh nhạy".
Giúp game thủ nhí học tiếng Anh
Những loại game có tính giải trí và giáo dục có chọn lọc, sẽ kích thích tư duy và kỹ năng cho bé
Nói đi cũng phải kể lại, hình như các bậc cha mẹ ít nói đến những lợi ích của game đem lại. Đâu đâu cũng chỉ nhan nhản những tin sốc: "chơi game online không ăn uống bị đột quỵ", "nghiện game online cúp học và giết người", "đâm chém nhau tại quán internet...".
Không thể phủ nhận tác hại của việc nghiện game, cụ thể game online, tuy nhiên, theo Thạch sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý Giáo dục, Đại học Sư phạm TP. HCM) thì việc "cấm tiệt" trẻ chơi game không hoàn toàn là cách hay. Nếu chọn được trò chơi lành mạnh và chơi game đúng cách, trẻ có thể được kích thích tư duy, phát triển trí não lẫn kỹ năng sống, tăng khả năng đọc - hiểu - nghe - nhìn, khả năng xử lý tình huống thực tế tốt hơn.
Vừa tròn 6 tuổi, cô con gái của anh Minh Trí (45 tuổi, Nguyễn Xuân Diệu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) nói tiếng Anh khá chuẩn dù chẳng được ai dạy. Tất cả là nhờ bé... chơi game tô màu có hướng dẫn bằng tiếng Anh. Lúc đầu, vợ chồng anh Phương cũng cấm con gái chơi game. Nhưng tham khảo thêm sách báo, anh chị biết chơi game cũng là một phương pháp giúp trẻ hứng thú học hỏi hơn. Anh chú ý con làm quen mặt chữ, mặt số, nhận diện màu sắc. "Mình mở game ra rồi cứ để bé tự mày mò và chơi thôi", anh Phương chia sẻ.
Game: rất tuyệt!
Sự tương tác cao và kích thích tư duy, phát triển trí não là kết quả mà game có thể đem lại cho bé
Trên một diễn đàn lamchame.com nickname truongphocodieu chia sẻ: "Bé nhà mình hơn 5 tuổi, thi thoảng, mình vẫn cho bé chơi game, học đếm trên máy vi tính, khoảng 1-2 lần/tuần. Bé thích lắm. Mỗi lần chơi khoảng 15 phút, bé lại chạy ra ngoài. Giác quan bé nhanh nhạy lên đấy, vì được kích thích mà. Game cũng tuyệt đấy chứ!". Một số bà mẹ trên diễn đàn còn chia sẻ một số website giải trí và giáo dục cho trẻ, trong số đó điển hình là: www.clubpenguin.com.
Chơi game cần phải đúng cách!
Không nên cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp cận với màn hình điện tử
Đan kẽ cùng những lợi ích, rõ ràng game có nhiều tác hại cần... cảnh giác. Nên chọn game cho con tùy theo lứa tuổi: Trẻ dưới 2 tuổi, tốt nhất không nên tiếp xúc với tivi, máy vi tính quá sớm. Ngồi trước máy vi tính quá lâu sẽ ảnh hưởng đến vận động cơ thể, mắt, giảm tương tác xã hội và cơ hội phát triển ngôn ngữ của trẻ vào lứa tuổi này.
Phụ huynh cũng cần giới hạn thời gian chơi của con, 30 phút đến 1 tiếng/ngày, 2-3 lần/tuần, thường xuyên đưa con tham gia những hoạt động vui chơi khác. Đặc biệt, nên định hướng cho con chọn trò chơi lành mạnh, tránh các game bạo lực, sex hoặc các trò "móc túi game thủ".