PC
Emobi Games chia sẻ thẳng thắn về ý định làm game Đại Minh Chủ

Đại Minh Chủ là tựa game mobile online (gMO) chủ đề kiếm hiệp đầu tiên do người Việt phát triển. Tuy nhiên thời gian gần đây nhiều game thủ đã lên tiếng phê phán cho rằng đây chỉ là sản phẩm ăn theo một tựa game nổi tiếng tại Trung Quốc. Và để làm rõ hơn về nội dung này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi trực tiếp với anh Nguyễn Tuấn Huy - đại diện đơn vị phát triển gMO Đại Minh Chủ trực thuộc công ty Emobi Games.

Anh nghĩ sao về những cáo buộc Đại Minh Chủ là sản phẩm ăn theo một tựa game nổi tiếng của Trung Quốc?

Cám ơn Playpark đã quan tâm đến vấn đề này, phải nói rằng Emobi Games không phủ nhận việc này. Nhưng chúng tôi muốn nói thêm đôi điều. Thứ nhất chính xác Đại Minh Chủ là sản phẩm dựa theo một game nối tiếng rất thành công tại Trung Quốc. Nhưng chúng tôi đã phát triển nó 100% chứ không phải chỉnh sửa từ bản gốc của tựa game đó. Chúng tôi chỉ tạo ra một tựa game có phong cách gameplay tương tự. Ai cũng biết, tựa game này tại Trung Quốc được phát triển trên engine Cocos, còn Đại Minh Chủ được phát triển bằng Unity Engine và 100% các hình ảnh trong game được họa sỹ Emobi Games thực hiện. Mọi người có thể so sánh để thấy rõ điều này.

Thứ hai chúng tôi phải khẳng định rằng sản phẩm này được xây dựng bởi ý định của Emobi Games và Soha Game là đối tác giúp chúng tôi phát hành. Cho nên Emobi Game làm, Emobi Games có đủ dũng cảm để thừa nhận và đối mặt với cộng đồng.

Hình ảnh ingame của Đại Minh Chủ.

Hình ảnh ingame của Đại Chưởng Môn - Trung Quốc

Emobi Games trong mắt cộng đồng game thủ Việt Nam vốn là một studio có những hoài bão to lớn, nhưng giờ đây lại sản xuất một sản phẩm ăn theo. Thế anh có thể chia sẻ lí do tại sao lại dẫn đến việc này?

Bạn nói đúng, nếu hỏi chúng tôi có tự hào về việc này không thì chắc chắn là không. Nếu hỏi có cảm thấy xấu hổ không, chắc chắn là có. Dù tôi biết, Emobi Games không phải là công ty duy nhất trên thế giới làm việc này và ở Việt Nam cũng vậy. Và chúng ta cũng biết, người Trung Quốc đã sao chép rất nhiều thứ, không chỉ game và họ đang bán những thứ đó khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng ta vẫn hàng ngày trả rất nhiều tiền cho người Trung Quốc để mua những sản phẩm sao chép đó. Nhưng điều cốt yếu nhất là nếu hỏi studio có lựa chọn nào khác không thì câu trả lời vào lúc này cũng là không.

Chỉ tính riêng mảng game mobile tự sản xuất trong khoảng 1 năm đổ lại đây thì Việt Nam đã có hàng trăm sản phẩm. Tuy nhiên đa phần đều là các game nhái theo game nổi tiếng, có bản quyền ở nước ngoài chứ hiếm thấy sản phẩm trí tuệ, sáng tạo thực sự của người Việt.

Chúng tôi đã theo đuổi những giấc mơ lớn lao, những hoài bão lý tưởng, nhưng thực tế phũ phàng là ba mươi con người ở đây cần phải tồn tại trước khi có thể đi tiếp những gì mình ấp ủ. Studio không từ bỏ những động lực đã tạo nên Emobi Games, như Sát Thát Truyền Kỳ là một minh chứng. Nhưng chúng tôi cần phải có nguồn thu để đội ngũ không tan. Có thể nhiều người muốn Emobi Games chết đi, nhưng chúng tôi thì chưa muốn. Rất nhiều studio Việt đã đến rồi đi, hợp rồi tan nhưng chúng tôi còn nhiều việc dang dở cần làm. Và rõ ràng là chẳng nhà đầu tư hay đại gia nào đứng ra gánh rủi ro cho giấc mơ của studio cả.



Cuối cùng có một sự thật nữa là có nhiều người cũng đã nghĩ như chúng tôi, nhưng họ đã không thể làm, vì họ không có đội ngũ, chứ không phải họ tử tế hơn Emobi Games.

Trong khoảng 2 năm đổ lại đây nếu các bạn chú ý theo dõi nhất cử nhất động của Emobi Games sẽ thấy tình hình tài chính của công ty này tỏ ra khá éo le. Bởi ngay sau dự án game offline mang nội dung Chiến tranh lịch sử Việt Nam - 7554, ông Nguyễn Tuấn Huy đã phải thốt lên: Chúng tôi suýt phá sản vì dự án game này. Theo đó dự án game online đầu tay 2112 cũng nhận lấy sự thất bại. Tất cả điều này cho thấy Emobi Games đang phải vật lộn giữa ranh giới chén cơm và hoài bão để quyết định cho mạng sống của chính mình. Cho nên để tiếp tục theo đuổi giấc mơ làm game, tự hào sản phẩm của người Việt, hãng đã quyết định làm thêm mảng game mobile để duy trì nguồn kinh tế đầu vào cho công ty, ổn định đời sống nhân viên để toàn tâm toàn lực cho dự án lớn Sát Thát Truyền Kỳ dự kiến ra mắt vào cuối năm 2014.

Vậy quyết định làm Đại Minh Chủ của Emobi Games đến từ khi nào?

Cách đây 3 tháng, qua nhiều cuộc tiếp xúc, studio được biết ở Trung Quốc có một sản phẩm gMO rất nổi tiếng và thành công. Nhiều NPH Game trong nước muốn sở hữu sản phẩm này nhưng không được. Và studio đã nảy ra ý định này. Chúng tôi đã nghĩ, nếu nó là một sản phẩm tốt, thì việc làm theo nó chúng tôi sẽ đạt được một số thứ.

Thứ nhất chúng tôi sẽ học được tại sao người Trung Quốc lại làm được một game thành công. Đâu là những lí do. Đây là điều mà rõ ràng là Emobi Games còn yếu. Nếu muốn các sản phẩm khác về sau thành công hơn, dứt khoát chúng tôi phải học thêm từ họ.

Thứ hai nếu đây là một sản phẩm tốt, thì việc chúng tôi góp phần đưa nó đến với game thủ Việt Nam sẽ chẳng có gì sai. Khi mà những yêu cầu của người Trung Quốc quá cao.

Thứ ba nếu việc kinh doanh sản phẩm này tốt, chúng tôi sẽ có thêm thời gian để chiến đấu.

Và cũng chia sẻ thêm rằng đây không phải là một quyết định dễ dàng. Chúng tôi cũng phải đấu tranh với chính bản thân. Và chúng tôi cũng phải chấp nhận rủi ro. Bởi vì chỉ cần trong lúc studio phát triển, mà một nhà phát hành bất kỳ mang game đó về Việt Nam thì toàn bộ những gì đầu tư sẽ trôi sông.

Thế anh còn điều gì muốn chia sẻ đến độc giả Playpark trước khi kết thúc cuộc trò chuyện?

Không. Tôi nghĩ mình đã nói đủ nhiều rồi. Bản thân sản phẩm và kết quả của nó, chắc sẽ là phán quyết cuối cùng cho câu chuyện này. Studio cảm ơn mọi người.

Cám ơn anh

Cuộc chiến giữa các clones (người làm hàng nhái)

Clone (khái niệm ám chỉ hàng nhái, hàng coppy, hàng ăn theo,...) là một chiến lược thành công: Clone vừa làm dễ thực hiện, vừa dễ thành công. Copy nguyên vẹn từ các chức năng cơ bản, thiết kế, màu sắc, cho tới phương thức marketing, cách thức phát triển và cho tới mô hình kinh doanh cho vừa đỡ tốn công sức phát triển, vừa tiết kiệm thời gian. Những gì đã thành công ở nơi khác là đã trải qua thử nghiệm, cân nhắc, suy nghĩ của nhiều cao thủ khác. Vậy tại sao không tận dụng sức người khác và copy thật nhanh, Việt hóa và sử dụng thế mạnh marketing của mình để nhanh chóng thành công? Nhiều và rất nhiều người đã chọn con đường này, thực tế cho thấy nó mang lại cho họ sự tự tin, thành công nhanh và những kết quả rực rỡ trên đường đi ngắn.

Người Việt thích clone: Họ clone lại từ Trung Quốc,...họ clone lại từ chính các clone Việt và họ clone lại những gì người Việt khác sáng tạo ra. Bạn có thể quan sát thấy các sản phẩm thành công trên các lĩnh vực như Báo điện tử, Mạng xã hội, Game, âm nhạc, Điện thoại, Diễn đàn sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm nỗ lực clone, điều mà hiếm khi thấy ở Mỹ và thường xuyên thấy ở Trung Quốc. Từ đội quân clone này xuất hiện nhiều người chiến thắng, từ kinh nghiệm clone này lại phát sinh clone khác, thật là một chiến lược tốt và dễ dàng xuất phát.

Đối với người dùng Việt thích tán tụng clone thì câu chuyện của họ thường là ai clone nhanh hơn, ai clone giỏi hơn, ai clone thành công hơn. Lập luận khen ngợi của họ thường là clone với phong cách Việt (dù không ai nói rõ được phong cách Việt là gì), khẩu hiệu của họ thường là người Việt ủng hộ sản phẩm người Việt. Ngược lại với văn hóa phương Tây khi mà bạn thường tìm thấy lời khen dựa trên khác biệt thì hiếm khi bạn tìm thấy các lời tán thưởng cho các ý tưởng độc đáo, đi trước, khác lạ. Công chúng yêu thích sự đơn giản và dễ hiểu, cái gì giống cái đã đi trước luôn đơn giản và dễ hiểu.

Còn báo chí Việt thích viết về các clone. Đánh nhau với một người khổng lồ, dù bằng cách clone lại họ dẫu sao vẫn là một câu chuyện thú vị, dễ viết, không cần nhiều chiều sâu. So sánh sự khác biệt tinh tế làm gì cho vất vả, nếu bạn chỉ cần sử dụng vài số liệu bề ngoài, nhất là khi so sánh với những gì ai cũng hiểu quả là một việc nhẹ nhàng, lại dễ kiếm pageview.

Một thiểu số người Việt không thích clone: Clone mang lại các sản phẩm Việt cạnh tranh thành công với nước ngoài, mang lại doanh thu/thành công, sự thỏa mãn của người chiến thắng, lợi ích cho người sử dụng, tạo ra câu chuyện cho báo chí và công chúng. Clone tuyệt vời và hữu ích như thế, vậy mà vẫn có một thiểu số nhỏ không chịu hòa mình vào dòng nước, bằng lòng với những sáng tạo nho nhỏ, kiên trì với lối nghĩ riêng, ngèo nàn với những thất bại lớn hoặc thành công tí tẹo. Vậy nguồn động lực nào giúp các con người này tiếp tục kiên trì? Có thể là sự cố chấp, có thể đó là cảm giác sung sướng khi nhìn thành phẩm của riêng mình, có thể đó là ý thích tìm kiếm sự khác biệt, có thể đó là mong muốn thay đổi thế giới dù là nhỏ nhất, có thể đó là thói quen thích đào sâu tư duy và hiểu biết.

Nhiều người chọn clone, một số người chọn sáng tạo, vậy đâu là sự động lực chính bên trong thúc đẩy họ lựa chọn con đường? Theo tôi đó văn hoá là các giá trị cuộc sống và xã hội mà mỗi người lựa chọn. Và tại thời điểm này tỷ số giữa Hàng nhái vs Sáng tạo là 10-1.
 

(sưu tầm)

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 23/10/2006
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"