PC
Những thói quen xấu dễ bị lây nhiễm khi chơi game

Có bao giờ bạn tự nhìn và đánh giá rằng lúc chơi game, mình đã khác trước như thế nào?

Nói dối

Mặc dù ai cũng từng nói dối trong đời, nhưng chắc chắn với bộ phận game thủ thì khi chơi game làm họ gia tăng việc nói dối hơn trước. Có nhiều kiểu, nhiều cách nói dối khác nhau, tùy hoàn cảnh và tùy đối tượng. Học sinh nói dối cha mẹ cúp học đi chơi, người chồng nói dối tiền lương để biển thủ một chút nạp thẻ, người chơi lừa nhau về tên tuổi giới tính,... Như vậy chúng ta có thể thấy chuyện sống không thật xoay quanh game dễ nảy sinh hơn hẳn những trò giải trí khác. Lý do cũng khá dễ hiểu bởi game vẫn còn là một ngành nhạy cảm trong xã hội. Bạn sẽ không thể thừa nhận công khai niềm đam mê với nó, huống chi lúc đó bản thân đã trở nên nghiện ngập. Ít có gia đình nào thích thú khi thành viên trong nhà mê game, kể cả đó là ông xã mình. Ngoài ra việc nói dối trong thế giới ảo cũng chẳng làm ai bắt bẻ được game thủ.

Hay quên

Cho dù bạn là một con người dễ dàng kiềm chế cảm xúc và sắp xếp hoạt động sống một cách hợp lý, thì khi chơi game vẫn không thể tránh khỏi việc sa đà. Sự sa đà này nếu nhẹ thì chỉ làm chúng ta quên hay trễ nải công việc hay cuộc hẹn, nếu nặng thì bạn có thể quên ăn quên ngủ vì nó. Đây chắc chắn là thói quen xấu nhưng rất nhiều game thủ lại mắc phải vì sức hút của game không phải nói suông. Mặc dù chỉ mới nhịn 1 bữa hay mất ngủ một đêm, tuy nhiên nếu đã có tiền đề thì có thể phát triển thành thường xuyên. Có game thủ quay ra quay vào lại chẳng thể nhớ nổi mình vừa bỏ điện thoại ở chỗ nào.

Nói tục, chửi bậy

Có nhiều bạn trẻ bình thường không bao giờ biết nói tục chửi bậy là gì hoặc rất hạn chế, chỉ khi bực tức không kiềm chế được mới xổ ra. Tuy nhiên khi đã dính vào game thì sự tác động ở tính chất phức tạp của đủ loại người trong đó khiến bạn sẽ dễ bị "nhúng chàm". Như vậy mới xuất hiện hoàn cảnh chẳng làm gì cũng chửi, mở miệng ra là từ ngữ tục tĩu. Nói nhiều thành quen nên đôi khi game thủ cũng chẳng để ý mình vừa phát ngôn điều gì, hay nó có gây ra hậu quả gì không. Không những thế, có thành viên còn chia sẻ rằng vào game mà nói chuyện lịch sự không chửi bậy vài câu thì bị chê thanh niên nghiêm túc.

Dùng tiếng lóng mọi lúc mọi nơi

Tiếng lóng ở đây bao gồm thuật ngữ trong game như PK, kick, vs, solo,... hay các từ viết tắt, chế nhạo như: Gato, ATSM, CDSHT,... Nếu chỉ giới hạn ở giao diện game hoặc trên mạng thì không nói làm gì, nhưng khi vào cuộc sống thì người chơi vẫn lạm dụng chúng trong các cuộc giao tiếp bình thường. Điều này ngoài việc gây khó hiểu cho đối phương còn thể hiện sự không tôn trọng, bất lịch sự. Chuyện bạn rành rẽ tiếng lóng không hề giúp nâng hình tượng chính mình mà chỉ tạo cảm giác khiến người ta cho rằng bạn học đòi, làm xấu đi ngôn ngữ thuần Việt.

Ngày càng kiệm lời

Nói chuyện bằng cách chat chit trên màn hình khiến game thủ ngại hay lười giao tiếp trực diện bên ngoài. Họ cảm thấy mình ăn nói trong game lưu loát hơn hẳn, còn ra ngoài thì như gà mắc tóc. Ngoài ra game thủ cho rằng chẳng có gì thú vị khiến họ phải nhiều lời. 

Dễ nổi nóng

Tiếp xúc vởi đủ loại người, cộng thêm những tình huống như thua chiến trường hay đi phụ bản thất bại khiến game thủ rất ức chế. Họ không thể trút vào trong game thì sẽ dễ dàng "giận cá chém thớt" bên ngoài.

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 29/09/2020
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"