Trong tiểu thuyết và phim võ hiệp Trung Quốc, ta thường lầm tưởng rằng Nữ Nhi Hồng là một loại rượu đại trà xuất hiện khắp nơi, từ các thanh lâu cho đến quán rượu ven đường.
Nhưng sự thực, Nữ Nhi Hồng đất Giang Nam là một trong những loại rượu cổ truyền hàng đầu Trung Quốc, còn có cái tên khác đầy quyền quý là “Hoàng tửu Triệu Hưng”, với công thức pha chế cực kỳ phức tạp.
Rượu Hoàng Tửu Triệu Hưng có lịch sử từ rất lâu đời, là một trong những loại rượu ngon nổi tiếng. Nguyên liệu để chế biến loại rượu này chính là gạo nếp, và nước suối có vị ngọt tinh khiết mà tạo thành. Khi chế biến xong có sắc màu hơi vàng, hương thơm nồng. Muốn ủ được loại Hoàng tửu ngon thì cần phải ủ trong một một cái hũ làm từ gốm, sau đó dùng bùn trát lên đậy chặt hũ lại.
Các hũ rượu này sẽ được chôn dưới đất khoảng từ 3 tới 5 năm, nhiều nhất là khoảng từ 10 tới 20 năm, cho nên loại rượu này còn được gọi bằng một cái tên khác là “lão tửu”. Hoàng tửu có một sô loại rượu ngon nữa như “rượu cơm, hoa điều tửu, trang nguyên hồng tửu, hay tuyết hương tửu”…. Người ta gọi là rượu cơm là bởi vì trong qua trình lên men, người chế biến rượu cho thêm một số lượng gạo nếp tương đối nhiều nên mới có cái tên như vậy. Nó là loại rượu ngon nhất của Hoàng tửu Triệu Hưng.
Xếp ngang hàng với rượu Mao Đài Quý Châu hay Ngũ Lương Dịch, sau khi được ngâm ủ thêm mười mấy năm, Hoàng Tửu Triều Hưng lúc này mới trở thành Nữ Nhi Hồng, được sử dụng như của hồi môn khi con gái đi lấy chồng. Cũng vì tượng trưng cho sự trinh trắng của người thiếu nữ. và có cách pha chế đầy kỳ công, nên Nữ Nhi Hồng “hàng xịn” chỉ được sử dụng trong những dịp đặc biệt và rất rất khan hiếm.
Vậy mà, các vi đại hiệp vào quán rượu đại trà, cứ mở miệng lại gọi Nữ Nhi Hồng, thì chỉ có thể là… hàng fake.