Cũng giống như những võ hiệp khác của Kim Dung, ấn tượng về các nam nhân trong Thiên Long Bát Bộ là những bậc trượng phu hiểu rõ đại nghĩa, võ công cao cường, còn đối với vẻ bề ngoài thì ít được đề cao.
Nhưng thực ra trong Thiên Long Bát Bộ cũng tồn tại không ít soái ca, phong lưu lãng tử, văn võ song toàn, chẳng thua gì... Đam Mỹ, hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm danh Tứ Đại Mỹ Nam trong Thiên Long Bát Bộ và rút ra bài học về cuộc đời của bốn vị mỹ nam đều điển trai, đều tai ba, nhưng lại có 4 số phận khác nhau hoàn toàn này nhé.
Đoàn Chính Thuần
Đoàn Chính Thuần là Chân Nam Vương Đại Lý, cha nuôi của Đoàn Dự. Người này có gương mặt hình chữ quốc, mắt to mày phụng, hình mạo uy võ, tuy Đoàn Chính Thuần xuất hiện trong Thiên Long Bát Bộ khi đã là một nam tử trung niên khoảng chừng ngoài bốn mươi chưa đến năm mươi, nhưng vẫn là một soái ca nổi tiếng trong giang hồ, nếu dùng từ ngữ thời nay mà nói, Đoàn Chính Thuần là một “Ladykiller” chính thiệu. Xung quanh ông ta chẳng thiếu đệ nhất mỹ nữ, chẳng hạn như Tần Hồng Miên, Cam Bảo Bảo, Nguyễn Tinh Trúc, Lý Thanh La,... có những cuộc tình tới mấy chục năm vẫn còn luyến ái.
Là đệ nhất mỹ nam trong Thiên Long Bát Bộ, song Kim Dung xây dựng nên Đoàn Chính Thuần như một hình mẫu “khổ vì tình” điển hình mà mọi xã hội đều có. Kẻ đa tình này chẳng có kết cục tốt đẹp, còn khiến bao tình nhân vẫn tiết theo.
Mộ Dung Phục
Mộ Dung Phục là một công tử bảnh trai hiếm có trong Thiên Long Bát Bộ, được ngòi bút của Kim Dung miêu tả: “gương mặt như ngọc, anh tuấn thanh tú, phong độ lẫm liệt, nổi tiếng giang hồ”. Hơn nữa bạn cũng thấy Đệ nhất đại mỹ nữ Vương Ngữ Yên ban đầu là yêu người này, cho dù Đoàn Dự có đeo bám thế nào cũng vẫn chung tình. Đủ thấy Mộ Dung Phục ít nhất cũng đẹp trai không kém Đoàn Dự, vốn là một vị vương tử mang huyết thống vua chúa.
Tuy vậy, thứ đợi chờ Mộ Dung Phục ở cuối Thiên Long Bát Bộ là thân bại danh liệt. Người này có dã tâm ngút trời, không ngại thủ đoạn bỉ ổi để đạt được mục đích, ép Vương Ngữ Yến đến chỗ chết. Kết cục nổi điên của Mộ Dung Phục là minh chứng cho bài học “trèo cao ngã đau”, tham vọng quá lớn nhưng không đạt được sẽ làm người ta khùng điên.
Đoàn Dự
Đoàn Dự nếu đứng thứ 2 trong top soái ca của Thiên Long Bát Bộ thì chắc sẽ không có người đứng đầu, dù chúng ta xem miêu tả của Kim Dung về Đoàn Dự trong bản gốc tiểu thuyết hay là chiêm ngưỡng dung nhan của Đoàn Dự qua phim ảnh cũng có thể nhận ra được điều này. Không chỉ có võ công đệ nhất thiên hạ (không tính Vô Danh thần tăng), là vua nước Đại Lý, mà trên hết, là sự trung tình hiếm có, một lòng một dạ theo đuổi Vương Ngữ Yên.
Mặc dù ở cuối phim, Đoàn Dự có không ít thê thiếp, nhưng đó đều là những mỹ nhân tự nguyên đến với Đoàn Dự trước. Thực ra chàng theo đuổi chỉ mình Vương Ngữ Yến.
Nhân vật này có cuộc đời đối lập với Mộ Dung Phục, là kẻ bị tham vọng làm cho phát điên. Đoàn Dự chẳng cần võ công, võ công chàng đệ nhất thiên hạ. Đoàn Dự ghét bỏ ngôi vua, chàng bị ép ngồi lên ngai vàng. Đoàn Dự chung tình với một mỹ nhân, những mỹ nhân khác tự động tìm đến!
Suy ra, nếu chúng ta có càng ít tham vọng, biết yêu quý những thứ gì mình sẵn có, và theo đuổi chỉ một mục tiêu, thì cuộc sống này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều!
Vô Nhai Tử
Truyện Kim Dung thường có ít kỳ nữ, hầu hết nữ chính đều có võ công không cao mà chỉ luận bàn bằng tài trí (Nhậm Doanh Doanh, Hoàng Dung...). Tuy nhiên, Thiên Long Bát Bộ xuất hiện tới hai vị nữ nhân có võ công hàng đầu Võ Lâm Trung Nguyên, là Lý Thu Thủy và Thiên Sơn Đồng Lão. Hơn thế nữa, hai người này lại cùng si mê một nam tử, và còn vấn vương, tranh đoạt người này tới tận lúc chết. Đó chính là đồng môn của các nàng ở phái Tiêu Dao – Vô Nhai Tử.
Vô Nhai Tử không xuất hiện nhiều trong Thiên Long Bát Bộ, hơn nữa còn có dung mạo lão niên, nhưng cứ nhìn hai nữ đồng môn bị ông ta làm cho thần hồn điên đảo, là có thể nhận ra Vô Nhai Tử là một soái ca hiếm có. Trong sách miêu tả ông là một nam nhân có khuôn mặt như ngọc, tuổi tác không nhỏ nhưng phong độ lịch lãm.
Vô Nhai Tử không chỉ võ công cái thế, dung mạo trác tuyệt, mà còn am hiểu cầm – kỳ – thi – họa và vô số tạp kỹ. Có thể thấy người này đem trọn tâm hồn vì nghệ thuật, đến nỗi cuồng mê xa rời đời thực. Ông ta tạc ra một bức tượng, và yêu nó còn hơn vợ mình, Lý Thu Thủy căm tức mới đem con cho người khác nuôi, rồi bỏ sang Tây Hạ.
Không phải ai cũng có thể hiểu thấu và si mê vẻ đẹp của nghệ thuật, con người ta yêu quý công việc mình làm cũng là một điều hiếm có, Vô Nhai Tử là một nam tử hán đáng khâm phục khi hội tụ cả hai đặc điểm này. Chỉ tiếc ông ta không nhận ra rằng, gia đình mình mới là đáng quý hơn cả!