Quốc hội New Zealand vừa thông qua Đạo luật về Thông tin Kỹ thuật số gây độc hại (Harmful Digital Communications Bill) cuối tuần trước và dự kiến đạo luật này sẽ có hiệu lực từ tuần này. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng Internet có thể bị phạt hành chính, thậm chí phạt tù nếu sử dụng các ngôn ngữ mang tính đe dọa hay xúc phạm nhân phẩm của người khác.
Một cơ quan trung gian sẽ được thành lập để làm việc với các công ty như Facebook, Google và Twitter để loại bỏ các nội dung gây hại này. Sau khi nhận được các báo cáo từ người dùng, họ sẽ có trách nhiệm yêu cầu tác giả gỡ bỏ bài viết vi phạm của mình trong vòng 24 đến 48 giờ đồng hồ. Nếu đương sự không thực hiện, các hãng có quyền tự xóa bỏ những nội dung như trên và ghi nhận trường hợp này với nhà chức trách.
Đạo luật này cũng quy định hình thức phạt với tội danh nêu trên. Số tiền phạt hành chính có thể lên tới 50.000 Dollar New Zealand (660 triệu đồng) cho cá nhân riêng lẻ, hoặc 200.000 Dollar New Zealand (2,6 tỷ đồng) với các tổ chức và công ty lớn. Trong một số trường hợp, người dùng có thể bị phạt tù 2 năm, hoặc cao hơn là 3 năm với những vụ thúc đẩy người khác tự sát.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với đạo luật này. Nhiều người cho rằng nó sẽ can thiệp trực tiếp tới quyền tự do ngôn luận của họ. Nhưng chính phủ New Zealand khẳng định đây là một đạo luật hợp lý và nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn về thể xác cũng như tinh thần của người dùng Internet, đặc biệt là giới trẻ.
Được biết New Zealand là một trong những quốc gia được đánh giá cao ở những nét đẹp văn hóa, truyền thông, giáo dục trong cộng đồng thế giới. Hầu hết ở các trường tiểu học, trung học, cao đẳng nghề, rồi đại học đều cập nhật một nền giáo dục tiên tiến, lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chú trọng phát triển toàn diện về kỹ năng và nhân cách, tôn trọng tuyệt đối tính sáng tạo của con người.
Những người bị tố cáo có 48 giờ để gỡ bỏ những bài đăng có nội dung xúc phạm, quấy rối người khác trước khi cơ quan này đưa vụ án ra tòa án cấp quận.
Đạo luật này được thực tế có mục đích xác lập các nguy tắc ứng xử liên quan tới các phát biểu thù hận và lạm dụng. Tuy nhiên, các nhà phê phán cho rằng đạo luật có thể dẫn tới việc buộc tội cả trẻ em và hạn chế tự do ngôn luận.
Nói về an ninh thông tin mạng, nhiều quốc gia đã có quy chuẩn riêng về an toàn thông tin cá nhân (như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan…) Nhiều mạng xã hội tại Trung Quốc, Hàn Quốc yêu cầu phải xuất trình chứng minh thư và thông tin cá nhân để hạn chế những tiêu cực “trẻ trâu”, ý thức được trách nhiệm trong ngôn luận đến mọi người, và tôn trọng lợi ích hợp pháp của người khác.
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang dự thảo đạo luật an toàn thông tin mạng.