MOBI
7 loại người thường thấy ở DotA 2 phiên bản Đông Nam Á

Bên cạnh những feeder hay quitter có thể thấy ở bất cứ đâu thì tại server Đông Nam Á của DotA 2 cũng sở hữu cho mình khá nhiều nét đặc trưng.

1 Người thích nói tiếng Trung Quốc


Mặc dù người Trung Quốc đã có hẳn một server cho riêng mình nhưng trên thực tế, họ vẫn xuất hiện nhan nhản ở nhiều khu vực khác, ví dụ như Đông Nam Á. Sẽ không khó để bạn bắt gặp các cá nhân gõ lên màn hình hàng mớ ký tự khó hiểu và luôn thao thao bất tuyệt, dù có thể mọi người xung quanh đều không hiểu mình đang nói gì. Điều này phần nào cũng làm ảnh hưởng đến khả năng phối hợp chiến thuật khi thi đấu ở các phòng dạng public. Ngoài ra cũng tồn tại không ít trường hợp người chơi muốn “làm màu” nên sao chép một đoạn ký tự bằng tiếng Trung rồi sử dụng bừa phứa trong game, cố gắng chứng tỏ rằng mình là người Trung Quốc dù không biết điều đó có giúp họ chơi khá hơn hay không.

2 Kẻ thích gọi người khác là Pinoy

Theo nghĩa đen Pinoy là từ dùng để chỉ người Philippines, tuy nhiên trong DotA 2 và đặc biệt là ở server Đông Nam Á thì nó lại trở thành tiếng lóng mang ý chửi bới, xúc phạm người chơi đến từ quốc gia này và thậm chí còn áp dụng luôn với dân noob từ nước khác. Mỗi khi bạn phạm phải lỗi nào đó, nhiều khả năng bạn sẽ bị mắng là “thằng Pinoy”, dù thực chất bạn không phải người Philippines mà đến từ quốc gia khác như Malaysia, Singapore hay Việt Nam chẳng hạn. Việc lạm dụng từ này như một lối “đá đểu” sẽ dẫn đến nhiều tranh cãi không đáng có và đụng chạm đến quyền lợi chính đáng của các game thủ Philippines.

3 Người bị gọi là Pinoy

Như đã nói ở trên, Pinoy được sử dụng khi cần tìm kiếm những người chơi cùng đến từ Philippines, giống như dân ta vẫn hay tạo những phòng chỉ cho phép người Việt Nam tham gia vậy. Tuy nhiên việc gán ghép cho nó ý nghĩa của sự mắng nhiếc đã khiến nhiều game thủ bị hiểu lầm hết lần này đến lần khác. Do đó đừng quá bận tâm đến việc mình bị gọi là Pinoy nếu có lỡ mắc phải sai lầm bởi trong nhiều trường hợp, nó được dùng một cách vô thức và bản thân những người sử dụng từ này để chửi thường có nhận thức khá hạn hẹp.
 

4 Giành Bottle Crowing suốt cả game

Bottle Crowing là thuật ngữ dùng để chỉ dành động đưa bình (bottle) cho chim/gà (tức courier) bay về nhà và đổ đầy lại trước khi đưa trả lại cho người chơi. Khi sử dụng nhuần nhuyễn, nó sẽ giúp bạn dễ dàng trụ đường hơn vì không phải thường xuyên di chuyển về giếng hồi sinh để hồi máu hoặc mana. Tuy nhiên vấn đề phát sinh ở đây là trong các trận public, một đội thường không có sự phân chia vai trò và quyền lợi rõ ràng cho từng vị trí và chỉ mua 1 courier để dùng chung (chia sẻ cho tất cả). Nó sẽ dẫn đến trường hợp một người chỉ chăm chăm dùng courier để “sạc bình” mà không thèm đếm xỉa đến nhu cầu vận chuyển trang bị của đồng đội.

5 Những người luôn miệng than lag đến từ Châu Âu và Bắc Mỹ

Ngoài sự góp mặt của người Trung Quốc, server Đông Nam Á cũng ghi nhận rất nhiều người chơi đến từ Châu Âu hay Bắc Mỹ. Đứng trên phương diện cá nhân, việc từ bỏ server dành riêng cho khu vực của mình để tìm đến các server cho khu vực, hay quốc gia khác được xem như cơ hội để kiểm tra và trau dồi kinh nghiệm, cải thiện “tay nghề”. Do cản trở về mặt địa lý, quá trình này thường khó tránh khỏi hiện tượng lag hoặc mất kết nối đột ngột nên nhóm game thủ này thường xuyên than phiền về chất lượng máy chủ. Rõ ràng cách tốt nhất cho họ là “ai về nhà nấy”.

6 Những kẻ cố gắng tỏ ra mình là người Singapore hay Malaysia

Trên thực tế đây chỉ là cách ngụy tạo về vẻ ngoài chứ không thể giúp bạn cải thiện trình độ. Cách làm phổ biến nhất để bắt chước cho giống người Singapore hay Malaysia là thêm các từ “le” hoặc “la” vào phía sau câu chat. Ví dụ như “Top la”, “Bot la”, “GGWP la” (Good Game, Well Played). Lý do giải thích cho hành động bắt chước này cũng không thật sự rõ ràng, có vẻ như nhiều người quan niệm rằng game thủ Singapore và Malaysia có tay nghề cao và học đòi theo cách nói của họ sẽ giúp mình được coi trọng hơn trong mắt người khác.

7 Pinoy

DotA là trò chơi rất được ưa chuộng ở Philippines và bây giờ đến lượt DotA 2. Theo đánh giá của các game thủ kỳ cựu, những người đến từ Philippines có khá nhiều ý tưởng sáng tạo khi tham gia vào trò chơi này. Họ có cách trải nghiệm, xây dựng chiến thuật mang phong cách riêng của mình nhưng thường không được chú ý đến nhiều. Trái lại bản thân từ Pinoy lại được dùng để chửi bới, dần dàn cũng tạo thành kiến với người Philippines. Thiết nghĩ server Đông Nam Á nên cải thiện cơ chế quản lý để tránh những suy nghĩ có phần lệch lạc như vậy.

Cũng cần lưu ý rằng đây là một bài viết lược dịch, đứng dưới góc nhìn của game thủ quốc gia khác nên sẽ có một số chi tiết không được game thủ Việt đồng tình. Ví dụ như tại sao trong server Đông Nam Á nói về sự xuất hiện của người Trung Quốc mà không phải người Việt Nam, bởi chúng ta cũng rất hay bị chỉ trích vì kiểu chat bằng tiếng mẹ đẻ tại server nước ngoài. Nó chỉ nhằm mang lại cái nhìn bao quát về những điều mà bạn thường xuyên bắt gặp khi tham gia DotA 2 server Đông Nam Á, từ đó có dịp nhìn nhận lại thái độ, cách ứng xử của mình để được bạn bè quốc tế xem trọng hơn. Song dù sao, tầng lớp chơi DotA 2 đến từ Việt Nam đang ngày một chứng tỏ được sự chuyên nghiệp của mình trong cả cách ứng xử lẫn thi đấu.

Thể loại: Nhập vai
NPH: Dzogame
Hệ máy: MOBI
Ngày phát hành: 24/03/2022
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"