Với những ưu - nhược từ phiên bản cũ mà trong bản cập nhật 6.82 mới đây của Dota 2, Bloodseeker đã được khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới để phù hợp với meta game vốn đang được Valve ra sức củng cố để cho thú vị hơn.
Bloodseeker trong phiên bản 6.82
Trong phiên bản trước, Bloodseeker từng được biết đến với khả năng hồi máu cực khó chịu và là "sát thủ máu lạnh" với hầu hết những tướng phụ thuộc nhiều vào skill chủ động như Sandking, Zeus, Venomancer...v...v... Đồng thời Bloodseeker còn được xem là một tướng dễ chơi với khả năng trụ lane cao, farm rừng ổn và last hit cũng không quá khó khăn. Đặc biệt với bộ skill được thiết kế chủ yếu cho việc solo hơn là hỗ trợ mà Bloodseeker thường đi kèm với bộ item quen thuộc như Blademail hoặc Force staff để giúp tăng khả năng gank và Radiance ở phút cuối trận để tăng khả năng đốt máu vào kẻ địch. Cho nên vào khoảng giai đoạn khoảng phút thứ 30 trở đi, chỉ với 1~2 món core item thì Bloodseeker quả thực làm nên cơn ác mộng!
Thế nhưng sẽ ra sao nếu khả năng gank của bạn không tốt? Hay support của đối phương hoạt động quá hiệu quả? Và sẽ ra sao nếu bạn không thể farm được? Lúc đó Bloodseeker lại quay ngược, tự biến thành quả tạ khó kéo cho đồng đội. Vì thế Bloodseeker đã không được trọng dụng nhiều ở đấu trường competitive, khi mà set đấu phụ thuộc nhiều vào combat tổng, sự phối hợp của cả team. Thậm chí là những team với line-up full pusher thì Bloodseeker chỉ có biết "khóc thét".
Với những "ưu - nhược" trên mà trong bản cập nhật 6.82 mới đây của Dota 2, Bloodseeker đã được khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới để phù hợp với meta game vốn đang được Valve ra sức củng cố để cho game trở nên thú vị hơn.
Bloodrage được làm lại với khả năng buff máu cố định 25% máu của kẻ bị giết nhưng lại bị chuyển từ dạng skill nội tại thành skill chủ động. Điều đó có nghĩa là nếu bạn bị dính silence thì chỉ có cách cắm đầu mà chạy chứ không thể liều mình và mong chờ vào phép màu như trước nữa. Nhưng bù lại nếu bạn có Black king Bar thì lại là 1 lợi thế vì Bloodrage có thể cast xuyên kháng phép. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là Black king Bar giờ đây cũng trở thành 1 core item khá quan trong cho Bloodseeker.
Một điểm đặc biệt nữa là Bloodrage có thể gia tăng đến 40% sát thương phép của hero được buff, nhưng đồng thời cũng tăng thêm 40% sát thương phép nhận vào của hero này. Với cooldown 6s và tác dụng đến 12s, có thể có đến 2 hero có Bloodrage cùng lúc. Dễ dàng nhận thấy Bloodrage mang đến lượng sát thương không hề nhỏ trong combat.
Blood Rite là 1skill hoàn toàn mới và vô cùng khó chịu được NSX đưa vào hòng giúp Bloodseeker có thể chống push và combat tổng cực tốt. Với AOE là 600 cùng với khả năng silence 3s ngay tại level 1 thì đây là skill cực kì khó né giai đoạn đầu game. Bên cạnh đó sát thương của skill này được xét là pure damage, tức là dạng sát thương bị trừ thẳng vào máu và không bị giảm. Với thay đổi này, những combat tại Rune, Roshan hoặc chỗ hẹp là những "chỗ hiểm" mà team địch phải e sợ.
Thirst: Với những thay đổi khó chịu trên, NSX buộc phải giảm sức mạnh của skill Thirst, tuy không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng khá lớn đến khả năng kiểm soát bản đồ của Bloodseeker như trước kia. Theo đó Thirst nay chỉ hiện các hero đối phương có dưới 30% HP dù có tàng hình hay không và tốc độ cũng như sát thương được cộng thay không thay đổi nhiều. Có thể nói việc farm rừng của Bloodseeker bây giờ đã dễ thở hơn rất nhiều chứ không còn phải nơm nớp los ợ bị cả team địch vào "úp lồng" nữa.
Rupture: Cũng lại là một thay đổi nhằm làm giảm sức mạnh của Bloodseeker khi Rupture không còn gây sát thương khởi điểm, nhưng bù lại thời gian hiệu lực của Rupture lại tăng lên thành 12s. Đây là một thay đổi khá khó chịu với các tướng Support hay Intel nhưng lại là thay đổi tốt với các damedealer khi mà bạn chỉ việc đứng yên và đợi Bloodseeker lại để tay đôi. Ví dụ như Sniper hay Void, PA…v...v...chẳng hạn! Có thể nói thay đổi này làm item Blademail và Forcestaff trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và cũng khiến cho Bloodseeker phải phụ thuộc vào đồng đội nhiều hơn thay vì tự mình lao lên đoạt mạng rồi chạy về như trước.
Hướng lên đồ và skill
Nghiêm túc nhận xét thì ở phiên bản này Bloodseeker trở nên khá linh động khi có thể vừa Support, Gank vừa có thể làm Carry với bộ core item không mấy thay đổi. Theo đó khi farrm rừng bạn có thể bắt đầu với Stoutshield và QuellingBlade cùng với 4 tango. Quan trọng là phải liên tục vừa lùa quái vừa farm bãi quái nhỏ trước khi lao vào bãi lớnnhé!
Và skill nên tăng thời gian đầu để farm rừng tốt nhất là 2 lần Blood rage, 1 Bloodrite và 2 lần Thrist, rồi mới Rupture. Không cần max blood rage sớm vì phải level 7 mới cần max đủ để liên tục buff 2 hero trong khi Thrist và Bloodrite có thể làm cho combat tiến triển tốt hơn.
Khi đi lane nếu team bạn không có ai support thì bạn phải làsupport vì chiến thắng chung. Trường hợp này thì max Bloodrite sớm cùng 1 lần Thirst và 1 lần Bloodrage sẽ rất có lợi cho cả combat và farmer
Cote item
Không khác nhiều với phiên bản trước, phiên bản này core item của Bloodseeker vẫn là Blademail và Forcestaff, tuy nhiên Radiance không còn tác dụng mạnh như trước mà thay vào đó Black King Bar lại trở thành item có tầm quan trọng hơn với meta game mới, khi mà những combat nhỏ lẻ sẽ cho lượng tiền nhiều hơn là farm vài đợt creep. Bên cạnh đó để phát huy tối đa hiệu quả của Rupture hay Thristthì Etheral Blade đi chung với Back King Bar cũng là 1 lựa chọn không tồi. Điều này không có nghĩa là bạn dung Etheral vào kẻ mà bạn vừa Rupture nhé.
Giả dụ trong combat bạn là người mở đầu, sau khi Rupture lên 1 tướng của đối phương và lao vào tướng đó thì bạn chỉ cần đặt Bloodrite với tâm là kẻ đã dính Rupture và dùng Ethereal lên 1 kẻ gần đó của đối phương. Điều đó sẽ đảm bảo có ít nhất 2 kẻ dính silence và nếu bạn dung cả Ethereal hoặc Dagon lên 1 support thì thật sự sẽ là 1 khởi đầu khá tốt cho combat.
Nhìn chung việc phân bố lượng dame lên nhiều mục tiêu giúp carry của team dễ "hốt hụi" trong khi bạn hoàn toàn an toàn với cả Black King Bar và Blademail.
Lưu ý
Với những bạn đang mới tập chơi Bloodseeker hoặc các gamer kì cựu đừng để phạm những lỗi cơ bản như ForceStaff đối phương trước khi đối phương dính silence nhé! Vì với range của silence thì 1 cái Force Staff ẩu của bạn là đối phương có thể chạy ra khỏi tầm AOE để tránh silence với lượng damage từ Rupture không phải quá cao. Bên cạnh đó với thời gian hồi 6s trong khi thời gian kéo dài của Bloodrage lại là 12s thì đừng quên bạn có thể buff cho cả bạn và carry của team liên tục. Mà nếu carry mình sắp chết mà buff cho carry mình thì “bóp” hơi đau đấy, vì 25% máu của kẻ được buff cũng sẽ gửi lại cho kẻ dứt điểm!
Tham gia cộng đồng Dota 2 cùng chúng tôi tại: https://www.facebook.com/yeudota