Có một luồng quan điểm khá gay gắt về sự tranh đấu giữa ông và Gia Cát Lượng, rằng ông bị Gia Cát Lượng hại chết. Sự thật là...
Bàng Thống – Phượng Sồ
Bàng Thống tự là Sĩ Nguyên, sống ở huyện Tương Dương thuộc Kinh Châu, có mối quan hệ họ hàng với Gia Cát Lượng. Mặc dù Bàng Thống và Khổng Minh thường qua lại, học hỏi lẫn nhau, thế nhưng hai người lại là hai thái cực trái ngược.
Nếu như Khổng Minh tỏ ra thận trọng, chi tiết thì Bàng Thống lại có xu hướng xốc nổi, bộc trực. Bàng Đức Công, một người họ hàng với Bàng Thống vì quý trọng tài năng của hai người nên đã gọi Bàng Thống là Phượng Sồ, Khổng Minh là Ngọa Long.
Bàng Thống tự là Sĩ Nguyên
Tài năng của Bàng Thống được người đời sau so sánh là sánh ngang với Gia Cát Lượng. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, sau trận Xích Bích, nhờ mưu kế tài tình của mình, Bàng Thống được Lỗ Túc tiến cử với Tôn Quyền. Thế nhưng, vì ngoại hình xấu xí, ông lại không được Tôn Quyền trọng dụng.
Ông thường bị nhớ tới là người có ngoại hình rất xấu xí
Sau này, Bàng Thống về đến Kinh Châu, Lưu Bị cảm khái tài năng của ông nên phong làm Thị trung tòng sự. Ít lâu sau, ông được phong làm Quân sư trung lang tướng, ngang hàng với Khổng Minh. Quả thật, tài năng và trí tuệ của ông không thể bàn cãi.
Nhiều phiên bản còn khắc họa ông theo hình tượng này
Tiếc thay, ông lại không được khắc họa chi tiết trong bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa, cái chết của ông là đề tài tranh cãi của rất nhiều sử học gia Trung Quốc. Có một luồng quan điểm khá gay gắt về sự tranh đấu giữa ông và Gia Cát Lượng, rằng ông bị Gia Cát Lượng hại chết.
Sự thật là Bàng Thống tử trận vào mùa hè năm 213. Đó là khi ông cùng Lưu Bị dẫn quân đánh đánh chiếm Lạc Thành do Trương Nhiệm nắm giữ. Trong khi dẫn quân quay lại đánh Trương Nhiệm ở Nhạn Kiều, Bàng Thống bị trúng tên và tử trận. Năm ấy, ông 36 tuổi.
Sự thật thì ông bị trúng tên chết khi đánh Trương Nhiệm ở Nhạn Kiều
Gia Cát Lượng – Ngọa Long
Về phần Gia Cát Lượng, ông được xem là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của mình, và thường được so sánh với một chiến lược gia nổi tiếng khác là Tôn Tử.
Ngọa Long tiên sinh – Gia Cát Lượng
So với Bàng Thống, danh tiếng của Ngọa Long tiên sinh lại có phần nổi trội hơn cả. Âu cũng là nhờ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung ưu tiên khắc họa hình tượng về Khổng Minh nhiều hơn. Hình ảnh của Khổng Minh được khai thác trên rất nhiều phương diện, từ tiểu thuyết, truyện tranh... thậm chí là cả game online.
Hình ảnh Gia Cát Lượng trong Bát Quái Trận Đồ
Ngoài các phương pháp trị quốc an dân, Gia Cát Lượng cũng được biết đến như một nhà phát minh tài ba. Ông là người đã nâng cấp loại nỏ từ thời Chiến quốc để bắn xa hơn và nhanh hơn. Có lẽ chính vì thế mà trong tựa game Bát Quái Trận Đồ, đạo quân mà Gia Cát Lượng chỉ huy lại là một đạo Cung binh thiện nghệ.
Chỉ huy đạo Cung binh thiện xạ, Gia Cát Lượng là vị tướng rất quý giá
Dù không thành công trong công cuộc thống nhất Trung Nguyên, khôi phục nhà Hán, thế nhưng rất nhiều năm sau, người dân Trung Quốc vẫn còn nhắc tới những thành tích trị quốc ở đất Thục của ông. Thậm chí nhiều danh nhân như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lý Thương Ẩn... hay cả danh tướng như Nhạc Phi đều đã từng ngâm cứu tác phẩm Xuất sư biểu nổi tiếng của Khổng minh.
Không ai là không nể phục tài năng của vị quân sư tài ba này
Ngọa Long, Phượng Sồ, ai hơn ai?
Vì tài năng xuất chúng của mình, “Ngọa Long và Phượng Sồ ai giỏi hơn?” là chủ đề gây tranh cãi rất nhiều. Thế nhưng, công bằng mà nói, Bàng Thống và Khổng Minh, mỗi người đều có cái tài riêng.
Nếu Bàng Thống là người có tài về An Dân thì Khổng Minh lại xuất sắc về khoản Trị Quốc. Năng lực của hai người gộp lại sẽ là yếu tố không thể thiếu trong công cuộc “Tề Gia Trị Quốc Bình Thiên Hạ”.
Bát Quái Trận Đồ - tựa game chiến thuật SLG thời gian thực
Nếu muốn một lần được đóng vai một Chúa công đúng nghĩa, thỏa sức “chiêu binh mãi mã”, mở rộng thế lực, xây dựng thành trì cho riêng mình... hãy thử đến với Bát Quái Trận Đồ. Đây là tựa game chiến thuật SLG thời gian thực hấp dẫn sắp ra mắt trong tháng 11 tới.
Tựa game hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm chân thực nhất về chiến thuật dụng binh, khả năng trị quốc... Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy tham khảo tại:
Fanpage: Fb.com/Batquaitrando
Group: Fb.com/groups/Batquaitrando/