Qua nhiều thập kỷ, các nhà phát triển của Nhật Bản đã cho ra đời rất nhiều game, có một số tốt, một số chưa được tốt hoặc quá xấu không được tiếp nhận. Và đây là danh sách 31 game đình đám của Nhật Bản qua mọi thời. Trong phần 1 này, chúng ta sẽ điểm qua 10 game đình đám của Nhật Bản xuất hiện từ năm 1978 đến 1991.
1. Space Invaders (1978)
Space Invaders khởi đầu định nghĩa game cho một thế hệ. Trò chơi đã bắt đầu một trào lưu mới – game bắn súng không gian, và nó rất phổ biến khi được phát hành vào năm 1978. Ban đầu, tại Nhật Bản, Space Invaders được đặt tên là Invader House và lưu hành trong cả nước. Một số điểm mạnh của trò chơi, Space Invaders là một trong những tựa game đầu tiên có âm nhạc đi kèm. Sau đó, The Pretenders cũng phát hành một ca khúc ăn theo tựa game này với tên gọi Space Invader.
2. Pac-Man (1980)
Tầm ảnh hưởng của Pac-Man là rất lớn. Pac-Man là siêu sao đầu tiên của thế giới game, nhân vật này có rất nhiều NHM. Thậm chí đến nay, khi ý tưởng sáng tạo và công nghệ chế tác game là vô tận, nhưng các nhà sản xuất game vẫn gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với Pac-Man. Ngoài ra, việc cho ra đời một trò chơi dựa trên cảm hứng từ Pac-Man cũng là một cách để các nhà sản xuất game thu hút người chơi về với mình. Thế mới biết tầm ảnh hưởng của Pac-Man là lớn như thế nào trong hàng thập kỷ qua.
3. Donkey Kong (1981)
Có rất nhiều lý do được đưa ra để có thể thấy trò chơi này là rất đỉnh. Donkey Kong kể về một câu chuyện, mặc dù nó rất đơn giản nhưng ở cái thời mà hầu như không có nhiều loại hình giải trí, thì đây là một hit lớn cho Nintendo để có một chỗ đứng vững chắc ở Mỹ và sau đó Nintendo cho ra mắt thêm một game đình đám khá là Jumpman, sau này được người chơi đổi tên thành Mario. Donkey Kong được tạo ra bởi một anh chàng có tên là Shigeru Miyamoto.
4. Super Mario Bros. (1985)
Đây không chỉ là một game đình đám nhất, mà còn là một trong những công trình sáng tạo thành công nhất trong 40 năm qua.
5. Dragon Quest (1986)
Mặc dù trong phạm vi quốc tế, Dragon Quest không thể đạt được đến mức độ phổ biến của Final Fantasy, nhưng ở Nhật Bản, cái nôi của nó, Dragon Quest là một biểu tượng văn hóa. Trò chơi Dragon Quest ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ game thủ tại Nhật Bản và những người sản xuất game. Sự thành công qua các danh hiệu đầu tiên giúp nhà thiết kế trò chơi trẻ tại có một công việc tại RPG, nơi mà anh ta luôn muốn được làm. Tên của nhà phát triển là Hironobu Sakaguchi, và trò chơi sau này là Final Fantasy.
6. Final Fantasy (1987)
Truyền thuyết phía sau sự hình thành và phát triển của Final Fantasy là một trong những câu chuyện truyền tai nhau trong thế giới game thủ. Chuyện kể rằng, trong một lần dựa lưng vào tường, Square nghĩ trò chơi này đã đến hồi kết, vì thế mới có sự xuất hiện của chữ Final trong tiêu đề. (Final Fantasy được tạo ra bởi Hironobu Sakaguchi với tên gốc là “Fighting Fantasy”, và bất cứ từ nào bắt đầu bằng chữ F đều được). Thế nhưng, làm sao có thể tưởng tượng nổi nếu game này không bao giờ dược thực hiện? Bạn có thể tưởng tượng ra viễn cảnh khi chơi game Nhật Bản mà không có Final Fantasy?
7. Mega Man (1987)
Mega Man là một nhân vật game nổi tiếng của Capcom. Với nhà phát triển lớn và âm nhạc trong game tuyệt vời, Mega Man đã để lại dấu ấn đậm nét với thể loại game Platform. Chỉ cần thấy, có rất nhiều game thủ ủng hộ Mighty No. 9 với hy vọng trò chơi này sẽ kế thừa được tinh thần của Mega Man là đủ thấy game này nổi tiếng đến mức nào.
8. Baseball Stars (1989)
Xin lỗi Bases Loaded, nhưng Baseball Stars mới là trò chơi bóng chày hay nhất trên hệ máy Famicom (NES). Baseball Stars là một game thú vị, nhưng quan trọng hơn, game có một số tính năng tương đồng với trò chơi thể thao. Thông qua tính năng quản lý trò chơi, bạn có thể tạo ra đội bóng với các cầu thủ. Bên cạnh đó, bạn không chỉ cải thiện khả năng của đội mình bằng cách sử dụng tiền mặt thu được sau khi chiến thắng, bạn còn có thể bán họ nếu không đáp ứng được yêu cầu của đội. Bạn có thể chơi một mùa giải với 125 game bằng cách lưu lại bằng pin dự phòng, đồng thời theo dõi các số liệu thống kê cho tất cả các cầu thủ trong giải đấu.
9. Street Fighter II (1991)
Có một số trò chơi chiến đấu đã ra đời trước Street Fighter II, nhưng không có trò chơi chiến đấu nào giống như nó. Nếu bạn đang trong giai đoạn những năm 1990, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ Street Fighter II. Bên cạnh đó, Street Fighter II còn ảnh hưởng đến các thể loại, trò chơi phổ biến mà Nintendo thiết kế cho bộ điều khiển SNES.
10. Sonic The Hedgehog (1991)
Để qua mặt Mario không phải là điều dễ dàng, nhưng Sonic đã làm được điều đó với những bản nhạc Blues, màu xanh, Platform và tốc độ cực đỉnh. Ở mọi mặt, Sonic đã hoàn toàn qua mặt Mario, mở ra một thời đại mới, trong đó Nintendo đã có đối thủ, đó là Sega.