Các trạng thái cảm xúc có thể nói là gia tài lớn nhất của con người, bởi chúng biểu hiện ra bên ngoài được thái độ suy nghĩ của họ, nhằm giải tỏa tinh thần một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên sự phong phú, những biểu cảm khuôn mặt hay thậm chí chỉ một chút động tâm này theo tốc độ phát triển của xã hội ngày càng hạn chế và biến đổi đi. Game online cũng không nằm ngoài quy luật đó, thậm nó tác động nhiều tới cảm xúc của game thủ và khiến họ còn khó nhận ra chính bản thân mình.
Mất đi thói quen biểu lộ cảm xúc
Thực chất nguồn gốc của cảm xúc thường do các điều kiện bên ngoài tác động vào, để rồi chúng ta trở nên đau đớn, buồn rầu, vui vẻ,… Như vậy điều đó có nghĩa cần tiếp xúc với nhiều vật, nhiều việc, nhiều người thì cơ thể sẽ càng dễ thể hiện suy nghĩ ra bên ngoài hơn theo hướng sinh động và phong phú. Game thủ hoàn toàn bị triệt tiêu điều kiện này bởi thời gian chủ yếu ngồi trước máy vi tính, có chăng những tiếp xúc chỉ là gia đình hay công việc ăn uống thường ngày. Bản tính của người chơi vốn đã trầm lắng, mà nay hạn chế việc giao tiếp và va chạm với bên ngoài càng khiến bản năng bày tỏ cảm xúc khép kín lại. Nó bị mất đi phản xạ và trở nên chại sạn theo đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Biểu hiện của dấu hiệu mất cảm xúc hay khó bộc lộ cảm xúc thường là khi hỏi về sở thích, ví dụ hôm nay muốn ăn gì, làm gì thì game thủ sẽ thẳng thắn: “Thế nào cũng được”. Chơi game mặc dù vui vẻ, gay cấn nhưng chúng không lưu lại lâu mà kết thúc ngay khi họ thoát khỏi giao diện giống như đã lập trình sẵn. Đọc tin tức về những vụ án, tấm gương học hành hay hoàn cảnh nghèo khó thì người chơi chỉ bình luận lấy lệ vài lời khen hoặc thương tiếc rồi nhanh chóng bỏ qua. Mặc dù có đau buồn khi thấy tình cảnh đáng thương của kẻ khác nhưng nó rất nhạt đến mức game thủ đã nhanh chóng liên hệ được qua chuyện khác và lại vùi đầu vào game. Bề ngoài người chơi lúc nào cũng trầm tĩnh không rõ hỉ nộ ái ố, ngay cả bên trong cũng phẳng lặng như nước. Nếu cảm thấy khó chịu hay bực bội thì cũng ít khi để lộ ra mà dùng hành động lảng tránh đối tượng, việc khiến họ trở nên như vậy.
Bạn bè và người trong gia đình sẽ phát hiện rõ nhất sự hạn chế hoặc mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc của game thủ, như thích ở một mình và không thích nói chuyện nhiều, nếu nói cũng lược bớt từ ngữ tối đa, rủ rê đi chơi thì từ chối, hỏi ý kiến về một vấn đề sẽ trả lời thường là tùy ý. Có 2 loại phương thức để thể hiện suy nghĩ cảm xúc là qua gương mặt và chuyển động tay chân. Game thủ rất ít khi cười thật sự thoải mái hay tỏ ra hứng thú vào một vấn đề gì đó. Đối với họ có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Nếu ngày tận thế thật sự tồn tại hoặc chiến tranh xảy ra, thì bản thân người chơi sẽ không sợ hãi mà đơn giản cho rằng chết là hết.
Không có cảm xúc
Lúc này đây sẽ được xếp vào một loại bệnh nếu các thành viên thật sự mất đi cảm xúc. Những nhu cầu, mong muốn thuộc về thói quen hàng ngày như ăn ngủ có thể giảm tối đa, bởi cơ thể không phát tín hiệu muốn ăn hay nghỉ ngơi. Game thủ cảm thấy mọi thứ xung quanh vô nghĩa và không đáng để họ quan tâm. Tự hỏi tại sao mình lại sinh ra trên thế giới này thỉnh thoảng giày vò suy nghĩ của người chơi, mất niềm tin vào cuộc sống vì chẳng có chuyện gì khiến game thủ vui vẻ hay hạnh phúc.