Còn nhớ, Tôn Ngộ Không là thần tưởng của bao thiếu niên năm đó, ai cũng mơ một lần trở thành Tôn Ngộ Không, tay cầm gậy Như Ý oai phong lẫm liệt, trừ gian diệt bạo, phò tá Đường Tăng.
Khi đó, xem Tây Du Ký chính là thú vui lớn nhất của mọi người lúc rãnh rỗi, cả nhà hoặc một nhóm người quây quần trước tivi, vừa xem vừa bình luận.
Bởi vì vừa thích câu truyện như vậy, vừa sùng bái Tôn Ngộ Không, cho nên mỗi lần nhìn thấy Tôn Ngộ Không trảm yêu trừ ma đều cảm thấy rất ghiền. Thực ra tiết mục truyền hình lúc đó không nhiều và tràn lan như hiện nay, không có nhiều bộ phim đáng để theo dõi trên TV, rất nhiều người đã không còn lạ lẫm gì đối với hình ảnh bên dưới.
Hiện nay các tiết mục truyền hình nhiều đến mức độ phải hạn chế lại, không còn nhìn thấy được hình ảnh ngưng đài hoặc là chúc ngủ ngon nữa. Tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x đời đầu đã trải qua ký ức các tiết mục truyền hình liên tục phát lại như “Tây Du Ký”, “Thủy Hử Truyện”, ”Tam quốc diễn nghĩa”, “Hồng Lâu Mộng”,..
Hơn nữa lúc đó độ tuổi còn nhỏ, cơ bản không nhớ được đoạn này đã xem qua chưa, mỗi lần xem lại chỉ quan tâm đến những khúc Tôn Ngộ Không tiêu diệt yêu quái, bốn đồ đệ đã đi được đến đâu. Trải qua chín chín tám mốt ải khó, ai cũng nghĩ chắc là có 81 yêu quá cần phải thu phục, có 81 câu chuyện cần kể, cho nên tầm lưởng phim có 80 tập trở lên.
Khi đó hầu như ta chỉ say mê câu chuyện trong phim, mà nhiều người ngay cả việc Đường Tăng đã thay đổi 3 lần cũng không để ý, mỗi một người đều có mấy diễn viên phụ đóng thế, có diễn viên thì đóng tới 7 vai.
Thứ nữa, mỗi một thử thách trong Tây Du Ký đều để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem, khiến chúng ta nghĩ đó là những yêu nghiệt quái ác cần nhiều tập phim mới trừ diệt được. Thực ra hầu hết mỗi con yêu chỉ xuất hiện trong một tập phim. Cái làm cho người xem cảm giác phim dài chính là tay nghề lợi hại của người đạo diễn đã lồng ghép quá nhiều tình tiết vào trong một thời lượng rất ngắn, cùng với diễn xuất tài tình của đội ngũ diễn viên.