Nhằm tạo ra sự đa dạng, khác biệt cho người chơi đồng thời xây dựng nên những con đường phát triển không hợp nhất trong game, từ đó hệ thống môn phái hay còn gọi là class ra đời.
Mặc dù nhà sản xuất đã hết sức cố gắng hoàn thiện hình tượng của nhân vật sao cho có sự đồng đều, khắc chế nhau đảm bảo tính công bằng nhưng vẫn không tránh khỏi trường hợp class mạnh yếu chênh lệch. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa ai cũng thích chọn môn phái mạnh, dễ dàng để chơi.
Mỗi sản phẩm lại có những con đường khác nhau để theo đuổi bởi chúng còn dựa vào cốt truyện cũng như nội dung của game. Với các tựa game bom tấn hay nổi tiếng thì chuyện danh sách môn phái, class lên tới hơn chục loại là điều rất bình thường. Các quy luật để nhà sản xuất game tạo ra hê thống nhân vật thường có đặc điểm chung nhất định hay còn gọi là xương sườn. Chúng ta có thể phân biệt tóm gọn theo kiểu: đánh xa, đánh gần, hỗ trợ, bạo kích cao, phân chia tương ứng ngũ hành khắc chế đối chọi nhau….từ đó cho dù chúng có thay đổi hình dáng và được trang bị thêm các thuộc tính gì đi chăng nữa thì người chơi vẫn dễ dàng phân biệt và cân nhắc lựa chọn cho riêng mình.
Thế nào được cho là class yếu kém
Thực chất cái được gọi là mạnh yếu chỉ là nhận xét cảm quan của từng người chơi rút ra được sau khi đã trải ngiệm một thời gian. Đánh boss bị thiệt thòi về khoảng cách hay tốc độ hồi máu, Pk dame nhỏ, yêu cầu để nâng võ học kinh mạch quá khó khăn…Tất cả những điều đó đều có thể dẫn tới kết luận môn phái tạm gọi abc thực sự yếu.
Ngoài ra sự thua thiệt trong lúc cày kéo như nhiệm vụ class này khó hơn class kia, đồ nhân vật này dễ rớt hay dễ đập hơn…cũng tạo thêm một cơ sở cho game thủ khẳng định class của mình yếu kém. Họ bắt đầu so sánh và càng so thì càng thấy đúng. Ngoài việc đổ lỗi lên NPH, yêu cầu fix lại thì người chơi sẽ nhanh chóng quay sang chơi môn phái mạnh và lời đồn cứ thế lan tràn khiến thành viên mới cũng không dám mạo hiểm chơi theo con đường bị mang tiếng là dễ “chết yểu” kia.
Ảnh minh họa.
Tại sao có người thích chơi class yếu kém.
Chưa có sự chứng minh rõ ràng về việc chênh lệch sức mạnh và lợi ích của hệ thống nhân vật trong game nhưng chắc chắn những khó khăn trong hành trình là có thậ, đủ để game thủ chùn bước chạy theo phong trào chuyển sang class khác cho chắc ăn. Thế nhưng có không ít người chơi lại hành động ngược lại. Trước khi quyết định cày kéo game nào họ sẽ tìm hiểu kĩ càng các con đường sau đó sống chết bám vào nơi mà kẻ khác tránh như tránh tà. Nguyên nhân tại sao họ lại làm như vậy?
Lời giải thích đầu tiên có thể kể ra không ngoài việc game thủ thích sự thử thách. Họ là những người chơi đầy kinh nghiệm và đã từng trải rất nhiều hệ thống nhân vật khác nhau để đi tới thành công. Định nghĩa thành công trong mắt cộng đồng mạng lúc này không phải chỉ tìm cách dễ dàng đạt được nó mà quan trọng là quá trình cố gắng làm sao để vượt qua mọi khó khăn và đi tới đích tạo cảm giác thành tựu.
Hơn thế nữa do có ít đối tượng lựa chọn môn phái này nên sự khuyết thiếu trong đổ đội là điều hiển nhiên. Khi lâm vào những trường hợp cần sự trợ giúp của class yếu kém trên thì kiếm không ra một người dẫn tới mất đi phần thắng cũng không nằm ngoài dự đoán. Ngoài ra lý do mà môn phái bị ghẻ lạnh thường bao gồm độ khó cao trong nhiệm vụ và cách chế đồ. Đây là một bài toán thú vị mang tính kích thích dành cho những người đã quá nhàm chán với những gì dễ dàng có được trong tay.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó một trong số những class được gán mác yếu kém là pháp sư, thuật sĩ, phù thủy…thường nắm vai trò buff máu, buff dame hỗ trợ đồng đội. Do đó tính công kích và khả năng đối chọi của chúng không cao khiến cho việc solo boss hay PK lép vế hẳn. Bộ phận người chơi tính cách trầm lắng lại rất thích cày kéo các môn phái này. Họ hài lòng với vị trí phía sau và giúp đỡ bạn bè khi cần thiết, chém giết không phải là con đường mong muốn và ngoại hình của class hỗ trợ thường rất xinh đẹp.