Hiện nay các trang báo mạng quốc tế, đưa thông tin sai lệch thiếu kiểm chứng công kích thẳng vào tựa game Pokemon Go, gây hoang mang cho cộng đồng.
Trong khi Pokémon Go đối với chúng ta chỉ là một trò chơi giải trí thì có vẻ như trò chơi này đang là một mối lo ngại đối với Nhà nước của một số Quốc gia trên Thế giới.
Hiện tại, theo một số báo cáo từ các cơ quan tin tức địa phương ở Nga, một vài quan chức nước này khẳng định rằng trò chơi là “ác quỷ” và có khả năng được sử dụng như một công cụ thám tử và thu thập thông tin kiểu mới, thậm chí họ tin rằng trò chơi này được tạo ra với sự tham gia của CIA.
Trên các trang tin báo mạng quốc tế hiện nay đang đưa các thông tin chưa được kiểm chứng, tất cả xuất phát từ Nga nhằm công kích vào tựa game Pokemon Go, đồng thời công kích thẳng vào những người chơi game chân chính, gây mâu thuẫn cho cộng đồng những ai ưa thích Pokemon.
- Theo một tin tức ngày 9 tháng 8 của tờ Moskovsky Komsomolets (nước Nga), một người đàn ông Moscow có tên Ivan Makarov vì muốn kêt hôn với một Pokemon trong game, đã chạy đến văn phòng đăng ký hôn nhân yêu cầu chứng thực tình yêu bằng giấy tờ hợp pháp.
Dĩ nhiên phía phòng công chứng từ chối với lí do yêu cầu xác thực danh tính của người chủ hôn thú, cho dù đó là một người đã khuất. Người đàn ông này vẫn tìm mọi cách chứng minh tình cảm của mình, cũng giống như sự hiện hữu thực sự người bạn gái trong tâm trí anh ta, tuy nhiên đây là lần thứ 2, nam thanh niên này bị từ chối.
- Điều khá kỳ lạ ngay sau đó, báo giới tại Nga cũng đăng tin về mmột cô gái tên Ivan Makarov đòi kiện Niantic Lab vì cô đã bị cưỡng bức bởi Pokemon khi đang ngủ. Dĩ nhiên phía đơn vị cảnh sát không đồng ý với lập luận của cô và khuyên gia đình nên đưa bệnh nhân này tới trại tâm thần.
Các thông tin hình ảnh về người trong cuộc luôn bị ém nhẹm, nhưng thái độ dân cư mạng không chỉ tại nước Nga mà trên toàn thế giới đang cố gắng ném đá về cộng đồng game thủ chân chính của Pokemon Go. Đại đa số đều tìm cách soi mói khuyết điểm, cho rằng những người say mê tựa game này chẳng khá gì người bệnh.
Tại Đài Loan, chỉ một ngày sau khi phát hành game, có tổng cộng 349 lệnh phạt được áp dụng với người điều khiển xe máy và ôtô vì chơi Pokemon Go trong khi tham gia giao thông. Số tiền phạt lên tới 3.000 TWD/người (2 triệu đồng). Nguy hiểm hơn, một số người chơi còn bị tai nạn khi cố bắt pokemon hiếm trên đường.
Các quan chức của những quốc gia láng giềng như Indonesia, Thái Lan thậm chí ra lệnh cấm lực lượng cảnh sát, quân đội chơi Pokemon Go khi đang thực hiện nhiệm vụ bởi lo ngại nguy cơ gián điệp và rò rỉ thông tin. Hành lang pháp lý điều chỉnh tựa game này cũng được gấp rút hoàn thành. Người chơi bị cấm bén mảng tới các khu vực hạn chế như cung điện Hoàng Gia Thái Lan, các ngôi chùa và bệnh viện.
Nhiều quốc gia Hồi giáo ban hành lệnh cấm chơi Pokemon Go.
Iran và nhiều quốc gia Hồi giáo thể hiện thái độ dứt khoát khi ban hành lệnh cấm hoàn toàn Pokemon Go trên lãnh thổ quốc gia. Lý do bởi các quan chức thuộc Hội đồng tối cao về không gian mạng, cơ quan có nhiệm vụ giám sát và điều hành Internet Iran đã ban hành lệnh cấm chơi Pokemon Go do những lo ngại về vấn đề an ninh.
Tại Israel, quân nhân bị nghiêm cấm chơi Pokemon Go trong doanh trại do nghi ngại về khả năng tiết lộ thông tin quân sự cũng như vị trí căn cứ. Chính phủ Saudi Arabia còn khôi phục lại sắc lệch cách đây 15 năm, cho rằng các trò chơi liên quan đến Pokemon là “phi đạo hồi”.
Ngay tại Việt Nam, trên trang mạng xã hội cũng rất nhiều người kêu gọi tẩy chay tựa game này.