MOBI
Cơ hội nào cho MMORTS trở thành eSports tại Việt Nam?

Hầu hết những game online thuộc thể loại RTS đã được phát hành ở Việt Nam đều là cuộc chạy đua về tiền bạc để đạt tới sức mạnh tối hậu chứ không phải ở kỹ năng.

Khi nhìn lại sân chơi eSports ở Việt Nam những năm qua, chúng ta đã được chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều tựa game online như FIFA Online 2, Đột Kích hay Liên Minh Huyền Thoại. Mặc dù có không ít ý kiến phản đối sự xuất hiện của các trò chơi này, nhất là Đột Kích vì chưa của tầm để trở thành bộ môn thể thao điện tử đích thực. Tuy nhiên sự thật là chúng vẫn trở thành lựa chọn hàng đầu tại những giải đấu, chủ yếu là do có nguồn tài trợ dồi dào cùng lượng người chơi đông đảo nên sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý từ cộng đồng hơn. Bên cạnh đó chúng ta cũng không khỏi ngậm ngùi khi thấy thể loại RTS truyền thống dần tuột khỏi sân chơi này.

Theo thông lệ của nhiều giải thể thao điện tử trước đây, thường sẽ có 4 thể loại để thi đấu là FPS, RTS, Bóng đá và Đua xe. Ban đầu chúng quy tụ rất đông những game thủ “máu mặt” đến từ khắp mọi miền đất nước. Nhưng ở vài năm gần đây, khi StarCraftWarcraft III dạng melee (xây nhà, mua lính) đã trở nên lỗi thời thì thể loại RTS đã trở thành sân chơi của DotA và do đó, bạn không còn được chứng kiến những pha rush nhà, rush lính, mở mỏ hay micro, macro đầy mê hoặc nữa. Ở thời kỳ đỉnh cao của mình, làng RTS nước nhà đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài như Phương “Zit”, Nam “Blackmoon”, Tuệ “AutumnWind”, Minh “A_Ngoc” hay Hà “ThuocLao” - những người đã khiến game thủ thế giới phải có cách nhìn khác về thế lực Protoss của Việt Nam.

Sự tuột dốc của RTS truyền thống trong làng eSports xuất phát từ chất lượng ngày càng xuống cấp của giải đấu, mà tiêu biểu nhất là WCG. Song song đó thế hệ game thủ trẻ dường như tỏ ra hứng thú hơn với bắn súng, với MOBA mà chẳng có được mấy cảm xúc với RTS. Chính vì vậy mà trên thế giới, trong khi StarCraft II đang phát triển ngày càng mạnh mẽ thì tại Việt Nam, nó vẫn chưa có được tiếng nói thật sự bởi không có sự đầu tư xứng đáng, bất chấp sự xuất hiện của khá nhiều clan trên cả nước. Những giải đấu tự phát chỉ mang ý nghĩa sinh tồn, sống qua ngày chứ không phải bước tiến thật sự để trở thành môn eSports thứ thiệt. Thực trạng tương tự cũng xảy ra với Age of Empires (hay được biết đến với tên Đế Chế) nhưng thậm chí còn có phần bi đát hơn.

Không đáng tiếc sao được khi mà đã có thời, RTS melee rất phổ biến với những tựa game đã đi vào lòng người như StarCraft, Age of Empires, Red Alert 2, Army Men (Lính Nhựa), Warcraft II và III,... Lại càng đáng tiếc hơn nữa khi các game online sau này không thể tái hiện lại lối chơi chủ động ngày ấy, mà chủ yếu chỉ là những cuộc chạy đua về đồng tiền cùng sự thụ động trong nhiều thao tác như xây nhà, mua lính, tấn công người chơi khác,...Thật khó tránh khỏi cái lắc đầu ngao ngán bởi biết đến khi nào, game online mới có được những sản phẩm thể hiện đúng bản chất của RTS melee, khơi gợi lại đam mê một thời và tạo điều kiện để thể loại này quay trở lại sàn đấu eSports sau nhiều năm bị bỏ mặc.

Sẽ rất khó để khôi phục lại vị thế cho RTS chỉ trong một sớm một chiều, nhất là khi tư duy chiến thuật của số đông người chơi đang bị thụt lùi bởi các sản phẩm sao chép từ Trung Quốc. Nhưng nếu bản thân các NPH có thể nhận thức được điều đó và lựa chọn các sản phẩm có lối chơi gần với RTS melee truyền thống nhất, nó sẽ phần nào thúc đẩy cho phân khúc này sôi động trở lại, đồng thời gieo vào suy của mỗi người chơi sự tồn tại của thể loại từng chinh phục biết bao thế hệ này.

Muốn thực hiện mục tiêu ấy thì bên cạnh lối chơi, NPH cũng cần quan tâm đến nội dung hay mô-típ hình ảnh mà tựa game lựa chọn. Có thể thấy trò chơi sẽ dễ dàng tiếp cận cộng đồng hơn nếu nó vay mượn hình ảnh từ một game nổi tiếng nào đó, một game có sự phổ biến và mang tính đặc trưng cho thể loại. Hiện tại, làng game Việt sắp sửa đón nhận 2 gương mặt mới có cùng suy nghĩ như vậy. Không chỉ thực hiện thay đổi lối chơi, chúng còn trở nên gần gũi hơn khi sử dụng lối tạo hình của Age of Empires và StarCraft, đó là Đế Quốc Lai LiễuSứ Mệnh Online. Dù là webgame nhưng ít nhất chúng ta vẫn có thể mong rằng cả hai sẽ phần nào khơi gợi lại cảm giác điều binh khiển tướng, bố trí căn cứ tự do, phóng khác như với những RTS melee tiền bối và từ đó, thắp lên tia hy vọng đưa thể loại này trở thành phong trào mới cho cộng đồng và xa hơn nữa, là quay lại đấu trường eSports thông qua các sản phẩm chất lượng, lôi cuốn hơn trong tương lai.

Đế Quốc Lai Liễu

Đế Quốc Lai Liễu là webgame chiến thuật thời gian thực có nội dung khá giống với tựa game kinh điển Age of Empires. Người chơi sẽ sử dụng dân cư để thu thập các nguồn tài nguyên sẵn có (đá, gỗ, vàng, lương thực) để phát triển các nhà máy. Đồng thời tiến hành xây dựng lực lượng quân sự đi xâm lược các vùng khác, mở rộng lãnh thổ và dần xây dựng nên đế chế riêng của mình. Điểm đặc biệt là tất cả các đơn vị trong game như quân đội, thôn dân, kiến trúc,… đều có thể mang trang bị. Qua đó giúp tăng sức mạnh thuộc tính đặc biệt như điểm HP, lực công, điểm phòng thủ. Ngoài ra những trang bị này cũng có thể thông qua cường hóa, khảm nạm để tăng thêm sức mạnh.

Trang chủ: http://dg.49you.com/


Sứ Mệnh Online

Sứ Mệnh Online lấy cảm hứng từ dòng game StarCraft lừng danh, xoay quanh cuộc chiến giữa các thế lực trải dài trên khắp dải ngân hà. Dù rằng phần hình ảnh không quá chi tiết nhưng game vẫn là lựa chọn đáng giá đối với các fan của dòng webgame chiến thuật bởi lối chơi tự do, cho phép điều khiển đơn vị quân bằng nhiều thao tác liên tục chứ không phải chỉ qua 1 hay 2 cú click chuột đơn giản là xong.

Trang chủ: http://smol.wan.360.cn/

Thể loại: Nhập vai
NPH: Dzogame
Hệ máy: MOBI
Ngày phát hành: 26/09/2019
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"