PC
Tại sao các NPH Game không dám lôi gameplay ra để quảng bá?

Có một sự thật ở Việt Nam là không NPH Game nào dám nói về yếu tố gameplay chủ đạo của sản phẩm của mình khi quảng bá chỉ vì các game đó hoàn toàn không có giá trị gameplay nào cả!

Từ trước đến giờ, cộng đồng chơi game tại Việt Nam hay đánh giá một tựa game hấp dẫn hay không trên các tiêu chí cụ thể là hình ảnh, tính năng và cộng đồng. Và với họ 3 yếu tố này gắn chặt với nhau khi giờ đây các NPH Game lúc nào cũng quảng cáo các tựa game của mình từ hình ảnh đỉnh cao full 3D (kể cả webgame) và nhiều tính năng hỗ trợ cộng đồng từ bang hội, kết hôn cho tới quốc chiến…Nhưng có một yếu tố tối quan trọng mà họ không để tâm đến là gameplay, khi khía cạnh này tác động tới quyết định gắn bó với game của người chơi tới 80%.

Gameplay là gì?

Gameplay là cách mà người chơi tương tác tới game và ngược lại. Từ thể loại, cấu trúc của game cho tới các quy luật ràng buộc người chơi với thế giới in-game cũng như cách mà cộng đồng tương tác với nhau. Cũng có thể nói là gameplay bao gồm cả hệ thống nhiệm vụ, cũng như các tính năng mà người chơi có thể ứng dụng nhằm giúp quá trình thưởng thức được trọn vẹn hơn, nhưng đây chỉ có thể coi là yếu tố phụ “nên có” nhưng không bắt buộc.

Tại sao các NPH Game không dám lôi gameplay ra để quảng bá?

Có lẽ nên bắt đầu với các tựa game đình đám tại Việt Nam ngày trước như Half Life, Counter-Strike (1.1, 7.1, 1.6…), StarCraft, đua xe Need For Speed hay Đế Chế (AOE)…Đặc điểm chung tại thời điểm các game này làm mưa làm gió ngoài tiệm hoàn toàn chủ yếu do gameplay, có lẽ đây cũng là đặc điểm để các tựa game này từng được lựa chọn làm các bộ môn thi đấu chính của các giải thể thao điện tử.

Ở đây cần chú ý là tính cân bằng của các tựa game này cực kì cao, khi Counter-Strike yêu cầu người chơi phụ thuộc hoàn toàn vào kĩ năng cá nhân cũng như đồng đội, StarCraft đưa vào yếu tố bất cân bằng nhưng công bằng cho cả 3 phe Protoss, Terran, Zerg, hay Need For Speed có hệ thống chỉ số riêng cho từng mẫu xe với ưu/nhược điểm đặc trưng, khiến người chơi phải lựa chọn hoàn toàn vào kinh nghiệm của mình.

Tại sao các NPH Game không dám lôi gameplay ra để quảng bá?

Khi khởi đầu cho mọi người là như nhau (800$ trong Counter-Strike, cùng lượng tài nguyên trong StarCraft…), gần như mọi lựa chọn cũng như kĩ năng của người chơi vào thời điểm đầu sẽ ảnh hưởng nhiều tới cục diện cuộc chơi về sau. Nhưng không vì vậy mà người mất lợi thế lại không có khả năng giành được chiến thắng về sau nếu tỏ ra ranh ma, hay biết tận dụng những gì mà game đem lại, như đường tắt trong Need For Speed hay thậm chí là đi “móc lốp” trong Counter-Strike vậy.

Ở đây, gameplay tỏa sáng ở khả năng cho phép người chơi tận dụng các tính năng/yếu tố mà game đưa vào cũng như đa dạng hóa về lối chơi mà giành chiến thắng. Có lẽ các tựa game này nên là tấm gương để các sản phẩm game online mới tại Việt Nam hiện nay học tập.

Tại sao các NPH Game không dám lôi gameplay ra để quảng bá?

Thế nhưng nhìn lại các game mới hiện giờ, từ “hình ảnh đột phá”, “cộng đồng đông đảo” tới “pk mỏi tay”, không NPH Game nào thật sự dám nói về yếu tố gameplay chủ đạo của sản phẩm của mình, chỉ vì CÁC GAME ĐÓ HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ GAMEPLAY NÀO hay bản thân người làm game đó cũng không hiểu hết về game mình đang làm. Rồi khi đặt chân vào các game này, những điều mà người chơi (đặc biệt là thành phần trẻ trâu) chú ý nhất là game có auto không? Có hút máu không? Có gái không?!...và tư tưởng này đã khiến các NPH Game có cái nhìn sai lầm về xu hướng chơi game của cộng đồng, từ đó tiến hành nhập các tựa game đạt được đúng các chuẩn mà nhóm đối tượng này đặt ra và đa phần là các tựa game kém chất lượng được nhập về từ Trung Quốc.

Tại sao các NPH Game không dám lôi gameplay ra để quảng bá?

Dĩ nhiên vẫn có các viên ngọc trong đống bầy nhầy mà làng game Việt đang tràn ngập như FIFA Online 3, Liên Minh Huyền Thoại, Võ Lâm Truyền Kỳ 3, Cửu Âm Chân Kinh, Tiếu Ngạo Giang Hồ 3D, Đao Kiếm 2,...hay xa xưa hơn nữa là những Atlantica, Granado Espada (Bá chủ thế giới) hay Cosmic Break (đấu trường Robot)…Nhưng các tựa game này lần luợt đi vào ngõ cụt đến mức 3/4 trong những cái tên trên đã phải ngừng hoạt động khi không đáp ứng được “nhu cầu” và “sở thích” của cái cộng đồng “toàn trẻ trâu” (có cả già trâu) này. Trong khi đó các game còn đang hoạt động tại Việt Nam có hệ thống auto đầy đủ hoặc cash shop khá phát triển.

Tại sao các NPH Game không dám lôi gameplay ra để quảng bá?

Nếu nhìn lại các tựa game đã ngừng họat động ở Việt Nam đều đi theo một trong các hướng: Gameplay không quá “loãng” khi gần như không có auto, lối chơi đổi mới và các chức năng cộng đồng ở mức vừa đủ...có thể điều này khiến game có phần “khó nhằn” hơn nhưng nếu game quá dễ thì không thể gọi là game hay nữa, và có thể nói rằng: game khó không có cửa tại thị trường Việt Nam (Khó ở mức độ phức tạp trong quá trình chơi game)

Thay lời kết

Có lẽ tôi không có tư cách đánh giá các bạn về cách lựa chọn game của mình, không có tư cách để nhận xét về các tựa game mà các bạn đang chơi (vì có thể tôi chưa từng chơi thử), nhưng ít ra tôi đã từng chơi game, từ các máy chơi game đen trắng, 4 nút, đĩa mềm, game thùng, PS1, PS2…đến nay. Và tôi có thể nói rằng các game khiến người chơi chú tâm nhất luôn là các tựa game có gameplay yêu cầu người chơi điều khiển trực tiếp. Do vậy nếu bạn đang chơi một game nào có auto và cash shop bán đồ thì có lẽ nên nghĩ kĩ lại xem game đó có đáng đầu tư vào không?! Nếu không thì chắc chắn bạn nên chọn một tựa game cụ thể để giải trí chứ không nên ganh đua với cái danh hão trong mấy game rác ấy nữa.

(góc nhìn của một game thủ)

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 23/10/2006
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"