PC
Đâu là giải pháp cho giao dịch vật phẩm ảo (Phần 2)
22/01/2014 14:44:25

Nắm bắt được nhu cầu bức thiết của người chơi, không ít doanh nghiệp đã cho ra mắt các sàn giao dịch trung gian làm cầu nối và đảm bảo an toàn cho việc trao đổi vật phẩm ảo. Nhưng đa số đều có chung một kết cục: hoặc dẹp tiệm, hoặc hoạt động cầm chừng, hoặc chuyển hướng kinh doanh.

>> Đâu là giải pháp cho giao dịch vật phẩm ảo (Phần 1)

Ra mắt hoành tráng và đóng cửa lặng thinh

Năm 2007, cộng đồng game thủ nói chung và cộng đồng Võ Lâm Truyền Kỳ không mấy ai lại không biết đến M4G với những phi vụ mua bán, trao đổi trang bị, tài khoản giá trị lớn lên đến hàng tỷ đồng.

Những năm 2009, Gamebank ra mắt và được hy vọng như là một trong những công cụ giải quyết các rủi ro trong vấn đề giao dịch đồ ảo. Thông tin về sàn giao dịch này không chỉ được quảng bá rộng rãi trên các tờ báo game uy tin mà còn được lan truyền nhanh chóng trên các diễn đàn game online, trên mạng xã hội.

Giữa năm 2012, thông tin về sàn giao dịch vật phẩm Siki ngập tràn các báo mạng, các trang tin chuyên đề về game. Và hàng chục sàn giao dịch nhỏ lẻ, tự phát khác nẩy sinh trong các cộng đồng game.

Nhưng sau một thời gian ra mắt rầm rộ, giờ những sàn giao dịch ấy đã rơi vào quên lãng. Trừ Gamebank còn hoạt động trong yên ắng, các sàn giao dịch khác hầu như đã chuyến hướng kinh doanh, hoặc biến mất một cách “bí ẩn”.

Đâu là nguyên nhân?

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, chủ nhân của sàn giao dịch M4G đình đám, nguyên nhân khiến M4G biến mất thì có vô vàn nhưng sự sa sút của thị trường đồ ảo, thiếu những đơn giá trị lớn làm cho tình hình kinh doanh đình trệ là vấn đề cốt yếu nhất cho sự ra đi này.

Nếu như sự xuống dốc của thị trường khi đa số game thủ không còn rút hầu bao cho những món đồ tiền tỷ là lý do chính cho sự sụp đổ của đế chế M4G nói riêng và các sàn giao dịch khác nói chung khi hầu hết đều chỉ tập trung khai thác những đơn hàng giá trị lớn. Xét ra, vẫn còn vô vàn lý do khác khiến các sàn giao dịch trung gian gặp khó. Đầu tiên phải kể đến sự quy mô kinh doanh hạn hẹp khi các sàn giao dịch chỉ bảo chứng cho một số tựa game nhất định. Các mặt hàng cũng chưa thực sự phong phú, đa dạng, chủ yếu là các item đỉnh, các tài khoản VIP. Thiếu sự kết nối, quảng bá đến cộng đồng game thủ của các game (tin tức trang chủ, fanpage, diễn đàn của game đó) khiến sự thông thương, mua bán gặp khó khăn khi thông tin món hàng cần bán không đến được với người mua.

Sự hỗ trợ của các sàn giao dịch trung gian cũng bị hạn chế bởi các quy định, chế tài của NPH, của đơn vị quản lý. Nhất là trong việc trao đổi vật phẩm giữa các tài khoản thuộc ở các server khác nhau hay thủ tục trao đổi tài khoản. Cho nên, không ít người chơi chấp nhận mất công cùng nhau lên NPH làm thủ tục thay đổi thông tin tài khoản thay vì ngồi ở nhà click chuột trao đổi qua sàn.

Một lý do cũng không kém phần quan trọng là sự bất tiện trong phương thức trao đổi khi không tồn tại một hệ thống tiền tệ chung. Mỗi sàn giao dịch lại sử dụng một công cụ giao dịch riêng và nó yêu cầu người chơi phải am hiểu cách giao dịch online như thẻ ngân hàng… mới có thể tham gia. Đây là thực sự là thử thách với game thủ chân chính, những người vốn hâm mộ sự đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng.

Với những yếu tố khách quan, sàn giao dịch trung gian dù “gãi đúng chỗ ngứa”, đánh đúng nhu cầu của người chơi nhưng vẫn chưa thể là biện pháp trọn vẹn, phục vụ cho đông đảo cộng đồng.

Còn tiếp...

Thể loại: MMORPG
NPH: DzoGame.vn
Hệ máy: PC
Ngày phát hành:
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"