Đây cũng là câu hỏi thường gặp nhất đến từ ngành công nghiệp game free-to-play thế giới và cho đến nay chưa ai có thể tự tin khẳng định mình biết rõ.
Và trong khi chưa có một phương pháp đơn lẻ nào được xem là thành công nhất tồn tại thì các tựa game được xem là thương mại hóa tốt nhất chính là nhờ vào việc nhà phát triển, phát hành biết cách đặt người chơi vào vị trí trung tâm khi tiếp cận.
Giá trị cốt lõi của một tựa game được xem kinh doanh thành công chính là việc bạn phải có một ý tưởng sáng tạo đột phát, thiết kế game xuất sắc và có một quá trình phát triển lão luyện. Nếu bạn tập hợp đủ các yếu tố trên, bạn đã đạt được 90% thành công. 10% còn lại chính là việc bạn làm thế nào để cân bằng được nền kinh tế in-game, cách bạn mang đến những phần thưởng cho người chơi và mô hình thương mại hóa làm sao có khả năng khuyến khích game thủ tiêu tiền một cách "tự nguyện"... Nếu bất kỳ nhân tố nào trong đó không đúng quy trình thì tựa game của bạn không thể phát huy hết được tiềm năng của nó.
Thương mại hóa một tựa game F2P được xem là thanh công là khi bạn không phải tìm mọi cách "ép buộc" game thủ phải bỏ tiền mà là đem lại cơ hội và thêm vào những giá trị giúp người chơi trải nghiệm trọn vẹn được quá trình chơi. Tất nhiên chính những "cơ hội" đó sẽ khiến người chơi đồng ý bỏ tiền ra mà không phải "buồn bực" vì bất cứ vấn đề nào. Vậy đâu là những lý do "ngăn cản" người chơi chi tiền trong một tựa game online?
1. Cố gắng thương mại hóa quá sớm
Với tỉ lệ các game F2P được duy trì lâu dài hiện nay khá thấp dẫn đến một sai lầm cơ bản cho các nhà phát triển và phát hành game. Đó chính là việc ép người chơi phải bỏ tiền ra quá sớm trước cả khi họ có cơ hội và suy nghĩ về việc đó. Thực tế theo khảo sát, 62% tựa game trên thị trường hiện này đều vướng phải vấn đề này.
Việc đẩy người chơi vào tình huống mà họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là chi tiền chỉ là cái lợi trước mắt và không lâu dài. Bạn cần phải thiết kế một tựa game sao cho người chơi có thể đi đến những nội dung endgame mà không cần chi trả bất kỳ xu nào, điều đó sẽ giúp phát triển mối ràng buộc giữa người chơi với game và cuối cùng sẽ kích thích họ chi trả về lâu về dài.
2. Game không có yếu tố hên xui may rủi
Khả năng hên xui chiến thắng sẽ là một cách khá dễ dể những người chơi có thể có được một món trang bị đắt tiền một cách miễn phí hoặc một số lượng tiền ingame nhỏ. Người chơi không muốn bỏ tiền sẽ cảm thấy hạnh phúc với các cơ hội miễn phí này. Còn đối với những người chơi đã bỏ tiền, điều này sẽ càng khuyến khích họ quay trở lại và mua các hộp, vé xổ số... trong game để có thể sở hữu các trang bị hiếm.
3. Quá ít chỉ dẫn
Theo thống kê, việc chỉ dẫn nghèo nàn là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề người chơi không muốn chi tiền (khoảng 63%). Việc đó là quá rõ ràng, nếu một người chơi không thể dễ dàng tìm kiếm được các cửa hàng trong game, họ sẽ không mua bất cứ gì từ đó.
4. Thiết kế giao diện cửa hàng quá nghèo nàn
Giống như trong một trung tâm mua sắm, nếu cửa hàng của bạn không được bày trí tốt, người chơi sẽ cảm thấy khó khăn khi muốn mua một món đồ nào đó. Cửa hàng cần phải được trưng bày ra được những hạng mục cơ bản, phân chia hợp lý và rõ ràng những thứ được bán bằng tiền thật, tiền ingame...
5. Quá ít các thể loại đồ
Nếu tựa game chỉ tồn tại một vài món đồ nhất định thì kết quả chỉ một số người muốn mua nó, trong khi đó nhu cầu sở hữu những món đô khác nhau, độc, lạ, giá trị của người chơi là rất lớn và chính sự thiếu đa dạng này sẽ khiến game không tạo được quá nhiều doanh thu. Nhiều và đa dạng luôn tốt hơn là không có gì.
6. Quá ít các món đồ khủng
Nếu người chơi đang thích thú một tựa game nào đó, họ sẽ muốn trả tiền để tiếp tục tận hượng nó, đặc biệt nếu điều đó khiến họ trở nên khách biệt so với những người chơi khác. Những món đồ quý hiếm khiến những người sở hữu nó trở nên khác thường thì luôn luôn đáng để đầu tư. Dĩ nhiên, cảm giác bá đạo muôn đời vẫn là thứ game thủ bỏ tiền ra để đạt đến trong bất kỳ tựa game online nào.
7. Thiếu chính sách ưu đãi
Đối với những người chơi tâm huyết, đại gia trong game thì việc ưu đãi và tưởng thưởng cho họ là một điều rất cần thiết. Nếu không họ sẽ rời đi cùng với số tiền của mình vào một tựa game khác.
8. Việc chi trả tốn quá nhiều thời gian
Không ai thích việc xếp hàng để chi trả cho một món đồ nào đó, và nếu quá trình đó diễn ra quá lấu, kết quả là khách hàng sẽ bỏ đi và không mua nữa. Đây là một lí do khá dễ để nhận ra và theo khảo sát có đến 48% tựa game gặp phải tình trạng này.
9. Thiếu những chương trình khuyến mãi
Những chương trình khuyến mãi trong game sẽ luôn mang đến những giá trị thực cho người chơi. Ví dụ, bạn sẽ được kèm thêm những vật phẩm giá trị khác nếu bỏ tiền ra mua một gói vật phẩm nào đó. Hoặc giảm giá tiền khi người chơi mua một combo nhiều món item khác nhau. Điều đó sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc và chính những game thủ hạnh phúc khi chơi game là những khách hàng trung thành nhất của bạn.
10. Thiếu khả năng tùy chọn cho người chơi
Đối với nhiều người chơi thì vẻ ngoài là tất cả. Chính vì thế việc bán những bộ trang phục làm đẹp luôn là một cách tốt để theo đuổi và thương mai hóa, thứ mà 52% tựa game hiện nay cung cấp. Hãy mang đến cho người chơi càng nhiều cách để họ của thể chỉnh sửa gameplay của họ, việc đó sẽ mang đến những giá trị tức thời và sự trung thành cua game thủ đối với một tựa game nhất định.