Có thể khẳng định đây là bốn trong số những cơn ác mộng đáng sợ nhất mỗi lúc bạn chơi game.
Ngày xưa khi các phòng net chưa nhiều máy và rộng rãi như hiện tại, thì tiếng trống tan học luôn là “hiệu lệnh” cho cuộc đua giữa những chàng game thủ trẻ tuổi, xem ai ra quán net nhanh hơn. Và không phải lúc nào những game thủ của chúng ta cũng may mắn giành được máy. Khuôn mặt méo mó khi anh chủ quán nói đầy ái ngại: “Hết máy rồi em”, trong khi cậu bạn hay đi cày Võ Lâm cùng mình học lớp bên cạnh thì đang cười tươi hơn hớn vì kịp ngồi vào máy cuối cùng của cả quán.
Một bộ phận không nhỏ game thủ Việt chơi DOTA 2, Liên Minh Huyền Thoại hay một vài tựa game online nước ngoài khác đã phải ngán ngẩm nhận xét, rằng đôi lúc game thủ chúng ta còn vô văn hóa trong cả giao tiếp lẫn ứng xử trong game. Lấy ví dụ: Nếu bạn chơi kém, ngay lập tức bạn sẽ nhận được những cụm từ không mấy hay ho mà những game thủ tự nhận mình là giỏi hơn dành tặng cho bạn.
Bỏ ra cả chục, cả trăm triệu Đồng để về “oai với đời”, sắm một dàn máy khủng, SSD load game trong một nốt nhạc, card đồ họa xịn, RAM thoải mái... là thứ mà ai chẳng thích cơ chứ. Sẽ thế nào nếu bạn hí hửng chụp ảnh tới tấp dàn máy mới mua, up lên mạng, rồi nhận được câu: “Ờ, cấu hình như này chơi Pikachu giật không?”
Câu nói bạn hay nghe thấy mỗi khi ngồi máy, ngay cả bạn có ngồi học trên máy tính thì cũng vẫn bị tưởng là chơi game. Trên thực tế hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy không hài lòng khi con cái mình ngồi chơi game trên máy tính... Một quan niệm cổ hủ cho rằng, chơi game rất dễ gây nghiện, mà đã nghiện cầy game rồi thì chắc chắn không còn tâm trí đâu để làm việc khác.