MOBI
5 khía cạnh mà game nội địa cần cải thiện

Không thể phủ nhận rằng các công ty phát triển game Việt Nam đang thua trên chính sân nhà của mình.

Công nghệ


Nhiều người lạc quan cho rằng công nghệ của Việt Nam đã tiến sát với thế giới, và chúng ta có thể hoàn toàn tận dụng được các công nghệ này để làm nên các game hay. Tuy nhiên hãy nhớ chúng ta chưa thể tự làm được những engine chất lượng cao mà hầu hết là sử dụng các engine trung bình hoặc miến phí có sẵn. Rõ ràng với “bộ khung” yếu như vậy thì khó có thể yêu cầu một sản phẩm vượt trội về mặt công nghệ so với phần còn lại của thế giới.


Hình ảnh minh họa.

Thậm chí ngay cả khi bỏ tiền ra mua được những engine “đỉnh” thì công việc còn lại vẫn rất nặng nề. Một số người hoặc là thiếu kiến thức, hoặc quá lạc quan cho rằng chỉ cần mua engine về là hoàn thành đến 90% game, trong khi sự thật thì hoàn toàn trái ngược. Phải biết rằng Việt Nam còn rất thiếu kinh nghiệm về các yếu tố kỹ thuật nên dù có engine chất lượng trong tay thì chưa chắc đã đủ lực nhào nặn nên một sản phẩm ra hồn.

Yếu tố nghe nhìn

Ai cũng biết rằng một game đẹp chắc chắn sẽ nhận được cảm tình của nhiều người chơi. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng thực hiện tốt được điều tưởng chừng như quá hiển nhiên này. Khi nhìn lại các game Việt đã có, hầu hết đều có đồ họa ở mức trung bình hoặc cùng lắm là trung bình khá.

Trò chơi nội địa có đồ họa đẹp nhất hiện nay là 7554 của Emobi Games. Tuy nhiên nếu đánh giá đồ họa của các game này ở mức “xuất sắc” thì thật khó. Chúng chỉ tương đương với sản phẩm tầm trung cùng thể loại của các NSX lớn trên thế giới. Tất nhiên đây đã là tin vui lớn cho một quốc gia mới chập chững đi làm game như Việt Nam.

Nội lực sản phẩm

Có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc tranh cãi ngay cả trong làng game lẫn ngoài xã hội, của những con người chưa bao giờ có được cái nhìn rốt ráo về game. Trên giấy tờ, các NSX luôn được khuyến khích là sử dụng nội dung thuần Việt, phát huy tinh thần tự lực tự cường và lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc. Thế nhưng khi được chuyển thể lên game thì ngay lập tức, nó sẽ bị bắt bẻ bởi nhiều lý do, ví dụ như tình tiết bị bóp méo, diễn biến không đúng lịch sử,…

Xét đến lối chơi, hầu hết game nội địa hiện nay đều chỉ dựa theo những gì đã trở thành quy chuẩn của làng game thế giới, từ đó thay đổi phần nội dung, hình ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng của bản thân và thuần phong mỹ tục của quốc gia. Bởi vậy nếu đòi hỏi chúng phải có sự đột phá ở lối chơi, có sự khác biệt rõ rệt so với thế giới thì rõ ràng là điều bất khả thi. Quan trọng hơn cả là lối chơi ấy cần phải có sự cân bằng, sao cho người chơi thấy được rằng họ đang trải nghiệm một game dành riêng cho đất nước mình với một sự hứng thú cần thiết.

Quảng bá

Không NSX nào đưa ra quảng cáo kiểu như: “Người Việt phải chơi game Việt”. Đồng ý rằng người Việt nên ủng hộ hàng nội địa, nhưng nếu chỉ dựa vào điều đó mà mong đạt được doanh thu cao ngất ngưỡng thì thật sự là hoang tưởng. Game thủ ngày nay rất thực dụng, game nào hay thì chơi, game dở thì nghỉ, vì vậy phía NSX cần phải có cách tiếp cận nhẹ nhàng và tâm lý hơn rất nhiều.


Hình ảnh minh họa.

Phải biết rằng nếu muốn được ủng hộ thì game Việt cũng phải đem lại điều gì đó hấp dẫn người chơi. Lấy ví dụ như với 2 trò chơi bất kỳ, nếu game ngoại được 10 điểm thì game thủ sẽ rất vui lòng chọn game nội được đánh giá 8 điểm. Nhưng nếu chỉ được 5 điểm, thật khó để game Việt thành công. Hơn nữa, việc dựa vào mác thuần Việt với suy nghĩ: “Kém một tí cũng không sao” là điều cực kỳ nguy hiểm.

Tạo cảm giác thân thiết

Muốn thành công, game nội địa phải tập trung vào những điểm mạnh của mình và che đi những khuyết điểm. Vì vậy thay vì phô diễn công nghệ, đồ họa, gameplay, tại sao không tập trung vào những yếu tố mà game thủ Việt yêu thích? Một gợi ý nho nhỏ là tạo ra những cảnh vật chơi đậm hồn Việt.

Ngoài ra hãy chăm chút vào tạo hình nhân vật. Phải nói rằng, game thủ Việt không mấy người soi từng chi tiết 3D, cũng góc cạnh của mặt nhân vật, họ chỉ quan tâm đến cái đập vào mắt họ ngay lần đầu đăng nhập. Nếu không dựng được mô hình 3D hoặc dựng xấu, tại sao không nghĩ đến việc làm đồ họa nền 2D thật đẹp? Nếu không vẽ được như thật, tại sao không hoạt hình hóa nhân vật?


Hình ảnh minh họa.

Thêm nữa yếu tố sáng tạo luôn được đánh giá cao. Thay vì rập khuôn thành công và chạy đua đồ họa với các game thế hệ mới, tại sao không tìm cho mình một hướng đi khác? Ví dụ điển hình là ngành game Trung Quốc, quốc gia này ban đầu có hoàn cảnh rất giống Việt Nam. Không có công nghệ vượt trội, không có kinh nghiệm làm game nhưng họ đã xây dựng thành công thứ gọi là “game online Trung Quốc”.

Hãy biết bỏ qua các nhận xét thiếu tích cực, đại loại như những lời chê bai game xấu, game chán, game không hay như người ta,…và từng bước đi lên dựa trên kinh nghiệm tích lũy được. Đó là chìa khóa thành công cho các dự án game nội địa.

Thể loại: Nhập vai
NPH: Dzogame
Hệ máy: MOBI
Ngày phát hành: 26/09/2019
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"