Thành công của Flappy Bird một lần nữa khẳng định luận điểm này.
Trong khi các nhà phát triển game đang cố gắng nâng cấp đồ họa của họ cùng những hiệu ứng ánh sáng, mặt nước sao cho đem lại cảm giác thật nhất thì một bộ phận nhà phát triển nội địa (Indie) lại đi ngược truyền thống đó. Đã có rất rất nhiều tựa game indie với đồ họa rất đơn giản và phần lớn số đó trong những năm gần đây có xu hướng pixelated graphic (đồ họa hình khối – Tạm dịch). Những cái tên có thể kể ra như Prison Architect, Terraria hay nổi bật nhất là Minecraft. ất đình đám trên Steam
Những game 8-bit có rất nhiều nhân tố giúp thu hút, nhưng quan trọng nhất vẫn là đem lại cảm giác hoài cổ. Contra, Mario,Tank Battle…thử hỏi có ai chưa từng mê mẩn hay không biết những tựa game này? Trong khi làn gió “đồ họa khủng”, ”thật như con lật đật” luôn được các nhà phát triển ngợi ca vì độ chi tiết và sống động đến ngỡ ngàng thì phần còn lại của thế giới lại dường như dửng dưng và đứng ngoài vòng xoáy điên cuồng của ngành công nghiệp đồ họa hàng tỉ đô la đó.
Về phía nhà phát triển game, việc tận dụng các nguồn tài nguyên có sẵn và xây dựng lên một tựa game retro 8-bit khá nhanh gọn với chi phi thấp và rẻ mạt thậm chí còn cho không. Flappy Bird chỉ hoàn thành xong trong ba ngày ngắn ngủi. Thậm chí những tựa game mang đầy âm hưởng từ điện tử bốn nút lại tạo cảm giác ẩu tả như được lập trình bởi những đứa nhóc mới tập tành học cách làm game.
Tính nguyên bản quen thuộc dường như là yếu tố giúp game 8bit sống khỏe, ai lại không biết cái ống nước chả lấy gì làm liên quan trong Flappy Bird là của Mario, còn con chim chết nhiều nhất thế giới chắc chắn là lấy từ Cheep Cheep cũng của thợ sửa ống nước người Italia. Tất tần tật những yếu tố giúp 8-bit còn tồn tại chính là sự nguyên bản, đâu đó ta dễ dàng nhận ra cái “chất” quen thuộc của những game 8-bit hiện tại được bê nguyên xi từ những game hồi nhỏ.
Bên cạnh đó với một thế giới 8-bit đồ họa vốn cổ lổ sĩ thì “tốt gỗ vẫn hơn tốt nước sơn”. Các nhà làm game mặc sức sáng tạo mà không cần quá lo lắng. Phong cách nghệ thuật tối giản tạo ra nhiều cách cảm nhận khác nhau. Minecraft là một ví dụ, thoạt nhìn lần đâu tôi tự hỏi cái quái quỷ gì đây, tại sao cái game nhìn chẳng có một tí ngon mắt này lại khiến hâm nóng thế giới. Và trong cơn tò mò xen lẫn chế diễu tôi đã dại dột thử và nghiện cho đến giờ. Minecraft là một game sandbox, tựa game phá vỡ mọi chuẩn mực và biên giới của sự sáng tạo.
Một tựa game không thể gọi là khó nếu nó không có thử thách và game 8-bit thì chưa bao giờ dễ cả. Bất cứ ai cũng đã từng phát điên phát cuồng vì một tựa game không có nội dung với đồ họa hình khối. Những game 8-bit đem lại thử thách thật sự với độ chính xác lên đến từng…pixel, những pha thót tim bắn sượt hay canh lộn nhịp chỉ cần trệch nhịp đi 1 vài milimet đủ để bạn lộn cái bàn. Đó là những điểm độc đáo chỉ có 8-bit mới mang lại được.
Ngoài ra các game mang hình khối mang đặc ảnh hưởng từ phong cách retro đều có giá khá rẻ và len lỏi đến từng thể loại game. Ngay cả các nhà phát triển game danh tiếng đều ít nhiều thủ sẵn cho mình một game như vậy, ví dụ như Halfbrick (Fruit Ninja) với Jetpack Joyride hay có những nhà phát triển chỉ lấy đồ họa 8-bit làm chuẩn như Kairosoft với hàng loạt series đủ mọi thể loại từ đua xe, trồng trọt, đá banh đến RPG. Song nổi bật nhất vẫn là Nyan Cat - Con mèo 7 sắc cầu vồng mang đậm style 8-bit xuất hiện từ năm 2011 với một âm thanh 8-bit ngu ngốc không thể tả. Thế mà chỉ trong thời gian ngắn cho đến hiện tại, Nyan Cat vẫn được coi là linh vật thống trị Internet.
Phong cách 8-bit không phải sự lỗi thời, càng không phải sự cẩu thả lười biếng khi làm game. Nó là một di sản trường tồn với thời gian. Trên thế giới có hàng tá nhiếp ảnh đang dùng máy ảnh phim, rất nhiều nhà văn vẫn còn nháp tay những tác phẩm của mình, các nhà soạn nhạc luôn có thói quen đem theo các mảnh giấy dính nhỏ để ghi chép chứ không phụ thuộc vào công nghệ. Cho nên không cần công cụ quá hào nhoáng, nội dung bên trong mới là điều đáng bàn.
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)