PC
Làng game Việt năm 2014 sẽ phát triển táo bạo hơn!
31/12/2013 11:10:42

Năm 2013 đang "thong thả" khép lại, với rất nhiều vấn đề đặt ra cho làng game Việt, song chưa vấn đề nào được giải quyết thấu đáo. Từ khâu quản lý cho đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhiều khúc mắc vẫn tiếp tục là câu hỏi bỏ ngỏ, đòi hỏi phải có 1 sự vận động khác hơn từ cộng đồng. Chí ít, có 3 vấn đề nóng đáng suy ngẫm: Văn hóa hành xử, chuyện cũ viết lại.

Từ năm 2007, thời điểm cực thịnh của làng game Việt giai đoạn đầu, 1 câu hỏi lớn đã được đặt ra: chúng ta nên hành xử thế nào trong văn hóa ứng xử, giao tiếp trong thế giới game trực tuyến. Thời điểm đó, đã có rất nhiều lời ta thán trong cộng đồng về vấn nạn nói tục chửi bậy của nhiều bạn trẻ chơi game, rồi những vấn đề lai căng về ngôn ngữ chát chít, viết nhịu…

Các nhà phát hành game đã cùng phải ngồi lại trong những diễn đàn thảo luận để có sự thống nhất chung về các tiêu chí hành xử cộng đồng. Đội ngũ GM trong các trò chơi được định hướng thành những “cảnh sát ngôn ngữ”, nhắc nhở và xử nghiêm đủ loại hình thức biến tấu ngôn ngữ giao tiếp, dung tục hóa và sai lệch trong game.

Thật đáng buồn, sau 5 năm, kết thúc 2013, vấn đề này lại được đặt ra, khẩn thiết và bi kịch hơn. Thái độ dung tục, bừa bãi trong ngôn ngữ giao tiếp, hành xử cộng đồng giờ đây không còn nằm ở phía game thủ nữa, mà chuyển dịch nặng nề về các nhà phát hành, đội ngũ những người vận hành quản lý game, và cả những trò đàm tếu lố bịch về những người làm truyền thông game.

Những sự vụ sai sót như cái tít “kinh dị” ở 1 trang truyền thông, slogan “gợi mở vần ồn” ở 1 tựa  game kiếm hiệp, chắc chắn là điều phiền muộn đối với bất kỳ ai quan tâm về văn hóa game. Nhan nhản ở các loại banner quảng cáo, những thông điệp PR, vẫn còn rất nhiều “cục gạch ngôn ngữ” to tướng, mà trách nhiệm của các nhà quản lý, các nhà phát hành để “lọt lưới” là khó tránh khỏi.

Song hành theo đó, là những vấn đề nan giải của chơi game “phải có auto”, hack, là những trò gian lận và đánh đố lẫn nhau trong cộng đồng chơi game, để rồi tình cảnh thóa mạ, chửi bới nhau chẳng hề thuyên giảm với cộng đồng.

Liệu năm 2014, làng game Việt có tiếp tục nhằng dai những trò đùa ngôn ngữ này nữa hay không, và sự thật ai phải chịu trách nhiệm cuối cùng?

Nâng Việt giảm Trung, sự cải cách mới

Mùa đông 2013, nhà phát hành VTC Online đã đánh động 1 vấn đề mới, khi hợp tác cùng các nhà sản xuất game Hàn quốc tổ chức 1 đợt triển lãm và đánh giá các sản phẩm game online đến từ đất nước này. Đó là câu hỏi, liệu làng game Việt đã China “hóa” đến mức nào ?

Không cần so đo lắm, người ta cũng nhận ra, từ năm đầu tiên khởi động làng game Việt, game Hàn quốc đã chiếm thế thượng phong. Hai sản phẩm đình đám hồi 2003, chính là MU Online và Khan 2, từng thu hút hàng ngàn trái tim yêu game hâm mộ. Song chỉ sau mấy năm, những tượng đài ấy đã sa sút, nhường chỗ và mất luôn khán đài cho các game nhập cư từ Trung Quốc.

Đến giờ phút này, bóng dáng game China dường như đã chiếm trọn làng game Việt. Những đề tài game Việt theo nhau đi vào quên lãng. Những dòng văn hóa game như Hàn quốc, Nhật bản cũng thong thả… đóng cửa. Tất cả chỉ còn sừng sững 1 đài cao Trung Quốc, với vô vàn sản phẩm game client, webgame, gMO… hàng tuần đổi mới. Mà đau khổ nhất, có đến 80% các game gốc Trung này lại thỏa hiệp với mô hình game private hơn là các nội dung bản quyền chính đáng !

Liệu năm 2014, làng game Việt có thay đổi được chút ít nào về tình hình này? Tín hiệu sẽ hợp tác phát hành game Hàn quốc tốt hơn từ VTC Online, và sẽ cố gắng đưa ra các game “gốc Việt” từ Emobi Games, SGame… đang ấp ủ giấc mơ đó.

Nâng dần chất game Việt, giảm thiếu chất game Trung, đó là đòi hỏi sống còn quan trọng của nền công nghiệp game non trẻ Việt Nam !

Tìm dòng chảy an toàn

Điều rút tỉa được từ 2 trào lưu bức xúc trên là gì? Đa số nhà phát hành đều xác định, chỉ có thể là khâu quản lý. Làng game Việt, hơn bao giờ hết, nên nhìn về 2014 với 1 đòi hỏi vận động tốt hơn trong mục tiêu được quản lý chặt chẽ và nghiêm túc hơn.

Có nghĩa là, bản thân các nhà phát hành đừng hồ nghi về hiệu quả định hướng thị trường và sản phẩm trong công tác quản lý nữa. Nếu không, họ sẽ còn phải đối phó với những private server games đủ sức làm điên đảo mọi định hướng bền vững, đối phó với tình trạng các game không nhãn mác, không bản quyền, na ná nhau về nội dung cốt cách… tiếp tục được bùng phát trong làng game Việt.

Một dòng chảy an toàn hơn cho các doanh nghiệp phát hành game Việt, đã được đặt ra cùng Nghị định 72 của Chính phủ. Nhưng liệu dòng chảy ấy có bền vững và hiệu quả không, thì tất cả vẫn phải chờ đợi các tín hiệu tốt hơn. Năm 2014, có thể sẽ ghi nhận những chuyển dịch tích cực từ phía này, để làng game Việt thêm ổn định ?

Tất cả, đang trở thành 1 áp lực nặng nề cho làng game Việt trong năm 2014 !

Theo http://gosu.vn

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 23/10/2006
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"