Có một thực trạng mà ngày càng nhiều gia đình đang vướng mắc phải. Chính là thay vì tốn thời gian để trông chừng, chỉ dạy con trẻ thì họ lại trao hẳn quyền đó cho smartphone, tablet
Thật không khó để kiểm chứng khi bạn quan sát những bữa ăn gia đình, hầu hết trẻ em khoản độ tuổi dưới 8 đều cắm cúi mặt mày vào chơi máy tính bảng hoặc smartphone.
Điều đó dấy lên nhiều câu hỏi :
Liệu có nên cho trẻ tiếp xúc sớm với smartphone, máy tính sớm không?
Một nghiên cứu khoa học tại Mỹ đã cho kết luận việc sử dụng quá sớm các thiết bị công nghệ làm cản trở rất nhiều các kỹ năng sống, phát triển cảm xúc và hành vi với thế giới xung quanh. Việc kỹ năng tư duy logic kém thì những vấn đề sau này như khi học tập, mất ngủ, kém tập trung, tính toán chậm, cũng như khả năng kiểm soát hành vi thua thiệt bạn đồng trang lứa.
Minecraft là trò chơi mà rất nhiều trẻ em độ tuổi tiểu học tại Việt Nam ưa thích
Nhiều gia đình thường chọn cái lợi trước mắt hơn cái hại về dài. Họ lấy lí do cần nhiều thời gian để đầu tư vào việc riêng hơn việc trông chừng, chỉ bảo trẻ. Để kiểm soát hành vi mà người lớn vẫn cho là “hiếu động, quậy phá, chạy lung tung” thì trẻ em được ngồi chơi game, lướt ipad tự do một mình.
Trẻ chơi game nhiều khi tập trung đến mức hầu như không chú ý tới lời cha mẹ đang gọi
Việc sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng có thể thành rào cản, hạn chế kỹ năng giải quyết vấn đề và các yếu tố tương tác xã hội của trẻ. Một thời gian ngắn, trẻ tự động trở nên nghiện hoàn toàn trong thế giới ảo, nhiều hệ lụy khác dễ đi kèm hơn buộc chúng ta phải “mất nhiều thời gian” hơn để sữa chữa lỗi lầm trước đó.
Trẻ em dần bị bào mòn nhân cách, và mất kiểm soát hành vi của mình
Và lời khuyên đơn giản, để bé vui chơi, tham gia nhiều hoạt động thể chất để vừa nâng cao đề kháng cho sức khỏe của trẻ, vừa mở mang thế giới cho trẻ sáng tạo, tưởng tượng.