PC
DotA 2 về Việt Nam nên mừng hay nên lo?
Được chạm tay vào một tựa game đình đám như DotA 2 thật sự là niềm vui lớn. Nhưng đồng thời nó cũng làm dậy lên nỗi lo canh cánh trong lòng những fan hâm mộ MOBA thứ thiệt tại Việt Nam.

Theo dự kiến trong khoảng quý 4/2013 này, công ty E-Club Malaysia sẽ chính thức thành lập chi nhánh tại Việt Nam để chuẩn bị tiến hành các thủ tục pháp lý hòng dựng máy chủ DotA 2 riêng biệt cho game thủ trong nước tham gia. Ngoài ra các sự kiện, thông tin, giải đấu về DotA 2 sẽ được cung cấp dày đặc trên trang chủ DotA 2 Việt Nam sắp được công bố vào thời gian tới.



Động thái này chứng tỏ rằng game thủ Việt sẽ được hỗ trợ tốt hơn khi tham gia trải nghiệm DotA 2, thay vì thân ai nấy lo như hiện tại. Rõ ràng sự phân hóa máy chủ cho từng khu vực riêng biệt là giải pháp tối ưu nhằm giải quyết những sự cố thường thấy như bất đồng ngôn ngữ, chất lượng server không ổn định do khoảng cách địa lý hay việc mua sắm vật phẩm bằng tiền thật gặp nhiều khó khăn do không phải ai cũng có thẻ thanh toán quốc tế. Tuy nhiên việc DotA 2 tìm đường về Việt Nam cũng đồng thời làm dấy lên nhiều tranh cãi và để lại cảm giác lo lắng, bên cạnh niềm vui được tiếp cận một trong những tựa game MOBA đình đám nhất trên thế giới hiện nay.

Niềm Vui Nỗi Lo
Ra mắt server riêng giống như lời xác nhận rằng cộng đồng game thủ Việt đã chính thức được công nhận trên bản đồ DotA 2 thế giới. Từ đây chúng ta sẽ có tiền đề cho những giải đấu, những cuộc tranh tài quy mô dành riêng cho mình chứ không phải bon chen, hay tệ hại hơn là không được phép tham gia do đang chơi ở phiên bản của khu vực khác. Bên cạnh đó, quá trình trải nghiệm game sẽ mượt mà hơn, dễ dàng hơn vì không còn phải lo lắng về Ngôn ngữ, chất lượng đường truyền mạng,...

Thứ hai khi DotA 2 có mặt tại Việt Nam là quá trình cập nhật thông tin về tướng, cập nhật hay giải đấu (cả quốc tế lẫn khu vực) đều được chuyển tải nhanh chóng hơn, thay vì phải chờ một số trang tin hoặc diễn đàn biên dịch lại theo kiểu không chính quy. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian chỉ bằng một cú click chuột vào trang chủ DotA 2 tiếng Việt.


Thứ ba server Việt Nam là động thái giúp “phổ cập” DotA 2 đến người chơi trong nước hữu hiệu nhất. Từ quá trình tải game, đăng ký tài khoản hay những thắc mắc, lỗi phát sinh khi tham gia trải nghiệm cũng được hỗ trợ tốt hơn với đội ngũ kỹ thuật viên do người Việt phụ trách. Nó giúp ích rất nhiều cho những ai không thông thạo tiếng Anh và việc rủ rê bạn bè cùng chơi sẽ đơn giản hơn, chỉ cần đáp ứng được cấu hình máy mà game đưa ra.

Và như đã biết, DotA 2 áp dụng hình thức miễn phí giờ chơi mà thu lợi nhuận bằng cách bán vật phẩm trang trí, ví dụ như trang phục cho nhân vật, hiệu ứng hình ảnh cho trang bị, kỹ năng. Nếu chơi ở phiên bản nước ngoài, bạn buộc lòng phải dùng đến hình thức thanh toán quốc tế. Nhưng không phải ai cũng có thẻ này, chưa kể nếu không cẩn thận sẽ còn xảy ra tình trạng bị mất tiền oan hay bị đánh cắp tài khoản. Do vậy DotA 2 về Việt Nam sẽ kéo theo sự xuất hiện của những hình thức thanh toán nội địa, thông qua thẻ điện thoại, thẻ game, giao dịch trực tuyến hỗ trợ thẻ ATM hay các đơn vị cung cấp ví điện tử khác. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 5 phút nạp thẻ bằng đơn vị VNĐ, sau đó thoải mái mua sắm mà không cần quy đổi ra USD để tính toán chi phí như trước.


Ngoài ra vì là một phiên bản game độc lập nên DotA 2 sẽ rộng đường phát triển hơn so với người tiền nhiệm của mình, vốn chỉ là “ký sinh” trên nền tảng Warcraft III cũ kỹ. Nên các vấn đề từng gây nhiều tranh cãi như không thể kết nối lại (lỗi Waiting for player) mỗi khi gặp sự cố, thoát game tự do, giao diện đơn điệu,...cũng được phía NSX Valve tiếp thu để từ đó tung ra nhiều cải tiến mới, bảo đảm rằng người chơi sẽ có được trải nghiệm thật sự trọn vẹn. Cùng với việc DotA đang đi đến giới hạn của custom map, DotA 2 sẽ là điểm đến tuyệt vời cho những ai đam mê huyền thoại MOBA này và muốn tiếp tục phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Được chơi game hay ai cũng mừng, nhưng riêng với thị trường Việt Nam thì điều đó phải được suy xét lại. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, người chơi trong nước phần lớn đều thuộc dạng phong trào, thấy game được quảng bá thì cắm đầu vào chơi để chứng tỏ rằng mình cũng nắm bắt nhanh chóng xu hướng. Tuy nhiên, do kiểu ăn theo “nửa mùa” với lượng kiến thức hạn chế này mà vô tình đã phá hỏng đi cả một game hay.

Dễ thấy rằng người chơi tại Việt Nam rất ít khi chịu giao lưu học hỏi nhưng luôn muốn ra vẻ rằng mình hay, mình giỏi, game nào cũng đánh được. Đó là lý do vì sao số lượng tài khoản đăng ký thì nhiều nhưng chất lượng lại rất ít. Nhắm không thắng nổi đối phương thì thoát game, treo máy hoặc đi phá phách, chửi rủa. Khi thành phần này tăng lên quá cao, cũng là lúc trò chơi bắt đầu bước vào giai đoạn thoái trào.


DotA 2 cũng không phải ngoại lệ. Như đã biết, tham gia vào game MOBA thường rất thoải mái, không đòi hỏi yêu cầu gì nhiều ở người chơi nên tất nhiên, nó sẽ không thoát khỏi tầm ngắm của một bộ phận “trẻ trâu”. Lấy ví dụ rõ rệt nhất hiện nay là Liên Minh Huyền Thoại, nếu so sánh chất lượng khi còn ở phiên bản quốc tế với bản Việt Nam hiện tại, bạn sẽ nhận ra sự hoành hành đáng sợ của cái gọi là “troll game”. Không ăn được thì đạp đổ, ấy là suy nghĩ của rất nhiều cá nhân tự cho mình là đánh hay, buộc đồng đội phải nghe theo.

Thực trạng phá game đã từng là cơn ác mộng ở thời DotA và không có lý do gì để nó không tái diễn ở DotA 2. Mặc dù phía NSX Valva cho biết đã cải tiến hệ thống xử phạt nhằm bảo đảm chất lượng trận đấu, nhưng đối với khả năng lách luật hay ghen ăn tức ở thuộc dạng cao siêu của dân Việt thì mấy ai dám chắc rằng tính năng ấy không bị sử dụng sai mục đích, hay sẽ bị biến thành trò hề sau hàng loạt chủ đề than khóc rằng mình đã bị khóa tài khoản oan ức?


Ngoài ra giả thuyết rằng DotA 2 sẽ bị chính các NPH khác trong nước “dìm hàng” cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi phân khúc game MOBA là nguồn thu đầy tiềm năng, do vậy nếu phát triển tốt thương hiệu, cổ xúy phát triển cộng đồng thì NPH sẽ sống êm ấm suốt một khoảng thời gian rất dài. Nhưng kinh doanh nào có phẳng lặng như vậy, liên tục các màn chơi xấu đối thủ như lên diễn đàn nói xấu, dùng tên game của người khác để quảng cáo hay tạo dựng nên bi kịch mà trong đó mình là người bị hại đã từng xuất hiện và làm chao đảo làng game nước nhà.

Thêm vào đó đơn vị chủ quản DotA 2 ở Đông Nam Á là E-Club, một công ty có trụ sở tại Malaysia lại càng làm cho mối lo bị vùi dập hiện rõ hơn bao giờ hết. Nên biết rằng đây là nhà tổ chức các sự kiện e-sports nổi tiếng ở tầm khu vực, nhưng tại Việt Nam thì tên tuổi của họ được biết đến rất ít. Không thông thạo đường đi nước bước và những quy định, hay trường hợp thuộc vào loại quái đản khi tổ chức giải đấu nhiều khả năng sẽ biến E-Club trở thành “người khổng lồ chân đất sét” trên mảnh đất hình chữ S.

Trước mắt, nhiều game thủ đã bắt đầu nghĩ đến viễn cảnh rằng E-Club với DotA 2 sẽ không thể sống yên ổn nếu cộng đồng ngày một lớn mạnh. Khi đó những lý do cố hữu như phát hành game không phép, hình ảnh mang tính bạo lực hay trốn thuế sẽ một lần nữa được lôi ra để làm công cụ chèn ép.

Game thủ nói gì?

Điểm sơ qua các bình luận về thông tin DotA 2 ra mắt server Việt, bạn sẽ thấy rằng đa phần ý kiến đều là phản đối. Họ cho rằng không nên để các NPH trong nước can thiệp vào quá trình phát hành DotA 2, đặc biệt là VTC Game sau những gì mà NPH này đã làm với Đột Kích hay FIFA Online 2. Chất lượng dịch vụ kém, hack tràn lan hay lạm dụng nạp thẻ là những lý do khiến người chơi e dè.

Vì trên nguyên tắc DotA 2 bản Việt chỉ thu lợi nhuận bằng cách bán trang phục và NPH trong nước chỉ được phép hoạt động dưới hình thức hỗ trợ bán thẻ chứ không phải mua đứt game về rồi muốn chỉnh sửa sao cũng được. Nghĩa là nếu không nạp thẻ thì bạn vẫn có thể chơi bình thường, nên nhận định rằng mình sắp bị “hút máu” sẽ không chính xác trong thời điểm này. Bên cạnh đó là những bình luận ủng hộ, nhóm này chủ yếu là những game thủ gặp phải khó khăn khi tham gia bản quốc tế, ví dụ như tốc độ tải rất chậm hay đường truyền không ổn định,...

Thành viên 1hitchet7 chia sẻ: Trước đây mình có chơi thử DotA 2 nhưng cảm thấy rất nản do tải game qua Steam quá lâu. Hơn nữa lúc đăng nhập vào server cũng chập chờn, khi thì PING cao, khi thì đứt kết nối. Giao tiếp trong game cũng gặp nhiều hạn chế. Nếu được hỗ trợ server tại Việt Nam thì hy vọng là sẽ giúp hạn chế những rắc rối này, tạo điều kiện tốt hơn cho các fan hâm mộ thể loại MOBA nói chung và DotA nói riêng.
 


Về phần mình, game thủ FirstDie bày tỏ: DotA 2 về Việt Nam là điều đáng mừng. Nhưng mong rằng nó sẽ không hoạt động dưới hình thức của một server độc quyền, nghĩa là chỉ dành riêng cho người chơi trong nước và chặn tất cả IP từ quốc gia khác. Đồng ý rằng phương thức này giúp hạn chế tình trạng một số người chơi thiếu ý thức gây phiền nhiễu cho bạn bè quốc tế, nhưng đồng thời nó cũng ngăn cản mình đi giao lưu học hỏi hay được cọ xát cùng game thủ ngoài nước. Do vậy, mình mong rằng server này sẽ đi theo kiểu gián tiếp, vẫn dẫn đến được server dành cho khu vực Đông Nam Á nhưng tất nhiên, có một số yêu cầu để được tham gia, ví dụ như căn cứ vào cấp độ tài khoản chẳng hạn.

Những tranh cãi xung quanh chuyện DotA 2 cập bến Việt Nam vẫn đang còn rất nhiều và chưa có dấu hiện ngã ngũ. Ai cũng có lý lẽ riêng của mình, ai cũng muốn đổi mới sau một khoảng thời gian dài gắn bó cùng DotA, Heroes of Newerth, Chaos Online, Củ Hành hay Liên Minh Huyền Thoại. Mong muốn được tiếp cận với game hay là điều chính đáng, nhưng nỗi niềm đó có bị vùi dập vì chiến lược độc chiếm thị trường Việt Nam, vì sự xâu xé giữa các NPH nội địa hay không vẫn giống như một vùng đất tối, nơi mà tầm nhìn của DotA 2 và E-Club vẫn chưa thể vươn tới

 Game OnlineTrong nước Làng game Việt sắp đón nhận thêm một game thủ trụ phong cách mới



Game mới Đặc Công Kiến đưa phong cách Gunny lên Facebook

TIN ĐÁNG CHÚ Ý


Bí kíp để 3 ngày lên cấp 30 trong Tower Defense VN
MOBA thế hệ 2 được đàm phán đưa về Việt Nam
DotA 2 đang rục rịch triển khai máy chủ riêng tại Việt Nam
BLV Bóng Đá Quang Huy cũng thích chơi Championship Manager Online
Điểm lại loạt sự kiện tháng 9 của Kiếm Thế
Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 23/10/2006
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"