MOBI
Game thủ Việt cần nhìn lại cách hành xử của mình trong thế giới MOBA

Có 1 vấn đề mà gamer Việt từ trước đến nay vẫn mắc phải và đã được đề cập trên khá nhiều các phương tiện thông tin đó là cách ứng xử, đặc biệt là trong thế giới MOBA đầy gay cấn.

Những yếu tố này khiến game trở thành 1 nơi không phù hợp để giao lưu cũng như khó để thưởng thức. Dù đã có khá nhiều biện phát từ các nhà phát hành game nhằm kiểm soát tình trạng này như lược từ ngữ, thiết kế chặn chat hay mạnh tay hơn như cấm/khóa chat nhân vật. Nhưng ở đây chúng ta sẽ nói về vấn đề này ở cấp độ người chơi game..

Dota 2

Vấn đề 1: Khiêu khích/chửi rủa người khác (Trash talk)

Có rất nhiều người có lý do để làm việc này, và lý do tiêu biểu nhất là game không cấm khiêu khích hay đả kích đối phương, thậm chí một số game còn thêm chức năng khiêu khích(Taunt) khiến game có vẻ giống như đời thực hơn. Với mức độ nhẹ như các câu khiêu khích được tích hợp sẵn thì không có gì đáng nói, nhưng đối với gamer Việt thì đây đã trở thành 1 thói quen xấu, hay thậm chí là “cách nhận diện nguời Việt” của các gamer quốc tế, khi khiêu khích đơn thuần đã lên đến mức độ chửi rủa, hạ nhục nhân phẩm.

Liên Minh Huyền Thoại trẻ trâu

Khi bạn thường xuyên khiêu khích đối phương để thắng, bạn đã tự thừa nhận rằng mình không có đủ khả năng hay trình độ để đấu với họ, nếu ít nhất không làm họ mất tập trung. Nếu để ý kĩ, các gamer chuyên nghiệp thường sẽ không khiêu khích đối phương,không chửi rủa hay công kích, họ sẽ chỉ chơi, và cứ thế thắng.

Dota 2 trash talk

Vấn đề 2: Đổ lỗi cho đồng đội, điều kiện ngoại cảnh...

Ai cũng đã từng làm điều này, đặc biệt là khi bạn tham gia vào 1 game mang tính cạnh tranh cao như đối kháng, thể thao hay MOBA/A-RTS. Nhưng liệu bạn đã tự hỏi tại sao mình đổ lỗi cho các yếu tố khác? Vì bạn đã đầu tư vào game (tốn thời gian, nạp tiền...), và nếu đầu tư thời gian hay tiền bạc vào game thì ai cũng muốn đạt được kết quả tốt. Nhưng nếu thi đấu thì sẽ có người thua, và những người đó sẽ phải gánh chịu mặt tiêu cực của việc đầu tư này.

Liên Minh Huyền Thoại trẻ trâu

Thông thường việc đổ lỗi sẽ xảy ra thường xuyên nhất ở các game mang tính đồng đội như Liên Minh Huyền Thoại  hay Dota 2, khi có một đến vài người mắc một sai lầm không đáng có và trận đấu game bất ngờ biến thành cuộc đấu khẩu. Theo nhiều cuộc thống kê, những người hay đổ lỗi đầu tiên trong game thường là những người chơi có kĩ năng không quá tốt. Nếu bạn gánh team trong game mà vẫn thua, ít ra bạn vẫn có thể tự hào là mình đủ sức gánh team, nhưng nếu bạn feed liên tục và khiến cả đội thua, sẽ rất bình thường khi bạn bắt đầu đổ lỗi cho người khác như “rừng không gank” hay “team óc ***” hay thậm chí là chửi team đối phương khi đang thua...trong khi những người khác đang chơi đúng với khả năng tốt nhất của họ. Dĩ nhiên là những người chơi tốt có thể ngăn ngừa các trường hợp này bằng cách block chat hay chỉ ra rằng người kia thật sự kém, nhưng việc này càng khiến game trở thành nơi đấu khẩu.

Liên Minh Huyền Thoại trẻ trâu

Dĩ nhiên, chúng ta có thể đổ lỗi cho điều kiện ngoại cảnh như mạng lag hay cóng tay (nếu điều đó thật sự xảy ra) hoặc các tính năng của game chưa thật sự cân bằng như Teemo được đặt quá nhiều nấm. Việc này khiến không ai trong đội có cảm giác bị xúc phạm, và với cách ứng xử tốt thì việc hạ hỏa để tiếp tục tập trung đánh sẽ sớm diễn ra.

Vấn đề 3: Chửi đổng

Trên thực tế thì hiện tượng này xảy ra ở tất cả mọi game, và lý do để chửi thật sự rất đa dạng, từ hack, server lag, đập đồ xịt, game cài không chơi được tới những lý do rất lãng xẹt như “quái quá mạnh” hay “bán nhầm đồ”. Khách quan mà nói thì những yếu tố này thuộc về trách nhiệm của nhà sản xuất/nhà phát hành game khi họ không đảm bảo điều kiện tốt nhất để chơi game cho khách hàng. Nhưng khi 90% người chơi cùng game không có phàn nàn về các “vấn đề” nêu trên thì thật sự bạn cần xem lại các vấn đề cá nhân, khi bạn lv 30 đi vào bãi lv 50 farm, ép đồ xịt với tỷ lệ thành công chỉ có 15-20%, chia sẻ mạng với người khác, chạy phần mềm nền khi đang chơi game hay đơn giản là máy bạn quá yếu.

Vấn đề 4: Phá game

Thực tế, cụm từ “phá game” không thực sự chính xác để nói về vấn đề này, mà thực tế là “hành động có chủ đích nhằm gây ảnh hưởng xấu tới quá trình hay kết quả chơi game của người khác”. Và hành động này thật sự rất đa dạng, từ việc feed có chủ đích trong LMHT, DOTA 2 tới đi ks các bãi quái/giành bãi, đi hành newbie trong các game đối kháng/hành động hay nghiêm trọng hơn là hack, bug game, độc quyền nguồn hàng trong game, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế ảo...

Liên Minh Huyền Thoại

Thực sự thì để khắc phục việc này, cách duy nhất là đợi nhà sản xuất cho ra các bản vá sửa lại lỗi, cân bằng game hay thêm các tính năng nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng của các gamer xấu...

Thể loại: Nhập vai
NPH: Dzogame
Hệ máy: MOBI
Ngày phát hành: 24/03/2022
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"