PC
Nhìn lại chặng đường phát triển của game MOBA
31/10/2013 17:22:14
Khó có thể phủ nhận được một điều là thể loại MOBA đang bước vào thời hoàng kim của mình.
 
DotA 2 của Valve là một trong những game thịnh hành nhất trên hệ thống Steam, và không thể bàn cãi về việc League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại) hiện đang là game có lượng người chơi nhiều nhất trên thế giới. Thế nhưng thể loại này lại có sự khởi đầu khá khiêm tốn, được bắt nguồn từ game RTS của Blizzard là StarCraft.
 
 
Một Aeon khác biệt
  • Người tiên phong: “Aeon64” - Nhân viên của Blizzard.
  • Game: StarCraft (1998).
  • Bản Mod: Aeon of Strife.

Map Editor là chương trình giúp game thủ có thể tuỳ chỉnh bản đồ tuỳ thích để sử dụng cho việc tạo một bản đồ mới cho StarCraft. Một vài bản đồ khá nổi tiếng trong StarCraft được tạo ra nhờ chương trình này giúp cho bạn có thể xây quân một cách nhanh nhất hay tạo ra lối chơi thật sự khác biệt, mà Aeon of Strife là một trong số đó.

Bản đồ này được tạo bởi Aeon64, mỗi người chơi sẽ chỉ điều khiển một đơn vị quân và  4 người chơi sẽ cùng với nhau đối phó với binh đoàn AI. Trận đấu sẽ kết thúc nếu căn cứ của một trong 2 đội bị phá huỷ hoặc cả 4 người chơi đều chết. Bản cập nhật cuối cùng mở thêm chế độ PvP (Person vs Person), điều này cho phép người chơi có thể chia làm 2 phe (2 chọi 2 ) chiến đấu lẫn nhau. Có thể nói Aeon of Strife là cái tên tiên phong cho thể loại game MOBA ngày nay.

Thể loại thủ thành chủ động

  • Người tiên phong: Eul – Nhân viên Blizzard.
  • Game: Warcraft 3: Reign of Chaos (2002).
  • Bản Mod: Defense of the Ancients.

Warcraft 3 đã phát triển thêm một đơn vị mới là Tướng, những đơn vị độc lập có thể thăng cấp, có bộ kỹ năng độc nhật và có thể mang theo trang bị. Người chơi cũng có thể tạo ra Tướng của riêng mình với những chiêu phép và kỹ năng có sẵn, có nghĩa là họ sẽ không bị hạn chế việc tạo thêm những tướng mới.

Game thủ Eul đã mang trò chơi Aeon of Strife từ StarCraft sang Warcraft 3, anh ta cũng sử dụng các đơn vị nhà Ancient của phe Night Elf để làm đơn vị nhà cho căn cứ của người chơi. Mục tiêu của trò chơi là phá huỷ căn cứ của đối phương trong lúc bảo vệ căn cứ của mình. Eul đã đặt tên cho bản đồ mới tạo này là Defense of the Ancients (viết tắt là DotA). Bản đồ này trở thành bản mod thông dụng và được rất nhiều người chơi sử dụng. 

Sau khi ý định tạo làm cho bản đồ này có thể chơi được trong phiên bản kế tiếp của Warcraft 3 là The Frozen Throne thất bại, Eul đã quyết định chuyển DotA thành mã nguồn mở, tạo điều kiện để những người chơi khác có thể giúp sức hoàn thiện ý định của anh.

Thế hệ All-Stars

  • Người tiên phong: Steve “Guinsoo” Feak, “IceFrog”.
  • Game: Warcraft 3: The Frozen Throne (2003).
  • Bản Mod: DOTA Allstars.

Với việc ra bản mở rộng The Frozen Throne của Warcraft 3 năm 2003, Blizzard đã thêm vào một số tính năng độc đáo hơn cho việc chỉnh sửa bản đồ thiên về RTS. Điều này giúp cho những người tạo bản đồ (mapmaker) có cơ hội nâng cấp phiên bản gốc DotA của Eul, với hàng tá phiên bản cũng như nhiều thứ “hay ho” cho tướng. Nhiều phiên bản khác nhau của DotA được tổng hợp vào bản đồ All-Stars bởi 2 người chơi là Meian và Ragn0r, một trong 2 người về sau được biết tới cái tên Steve Feak hoặc là Guinsoo. Guinsoo đã tập trung sâu hơn vào yếu tố đấu đội và bỏ bớt những thứ bất cập trong phiên bản gốc.

Không giống như Aeon of Strife hoặc DotA, phiên bản DotA Allstars của Feak là phiên bản hoàn chỉnh nhất, cũng như đạt được những tiếng vang nhất định. Không lâu sau đó, khi Battle.net, chương trình được tích hợp sẵn trong phiên bản The Frozen Throne được sử dụng rộng rãi thì lượng người chơi DotA Allstars lại càng tăng mạnh. Năm 2005, Feak đã giao DotA Allstars lại cho người đồng nghiệp với biệt danh IceFrog. Với con mắt tinh tường của IceFrog, DOTA Allstars đã nổi bật hơn bao giờ hết, thậm chí còn được tham dự giải đấu tại sự kiện BlizzCon. Cũng bởi vì sự nổi tiếng này, DotA Allstars vẫn còn là một custom map được chơi khá nhiều ngày nay.

Thế hệ MOBA đầu tiên

  • Người tiên phong: Gas Powered Games, Steve “Guinsoo” Feak & Riot Games, S2 Games.
  • Game: Demigod (2009), League of Legends (2009), Heroes of Newerth (2010).

Game đầu tiên sử dụng cụm từ DotA để miêu tả là Demigod của hãng Gas Powered Games. Khi mới phát hành, trò chơi chỉ có vỏn vẹn 8 nhân vật mà thôi. Trong khi đó DotA lại có rất nhiều sự lựa chọn về tướng. Không may cho Demigod, gánh nặng về chi phí server đã khiến sản phẩm này phải sớm nói lời chào tạm biệt. Về phần mình, Heroes of Newerth của công ty S2 Games có triển vọng hơn Demigod, có khá nhiều tướng để lựa chọn cũng như engine và hình ảnh được nâng cấp tốt hơn so với bản đồ DotA Allstars của Warcraft 3. Mặc dù bản open beta hoàn toàn miễn phí đông người chơi hơn cả bản thu phí, nhưng vẫn có hàng trăm ngàn bản copy đã được bán.

Vào cuối năm 2009, phát hành sau Demigod nhưng trước cả Heroes of Newerth, công ty Riot Games đã cho ra mắt game League of Legends. League of Legends có bước khởi đầu khá tốt vì người "cầm trịch" game này không phải ai khác mà chính là người đã phát triển bản đồ DotA Allstars: Steve “Guinsoo” Feak.

Cũng giống như Heroes of Newerth, League of Legends có hơn chục tướng với khi game mới phát hành và chính hiệu là một game thể loại MOBA. Không giống như Heroes of Newerth và Demigod, Leage of Legends hoàn toàn miễn phí. Người chơi có thể chọn 10 vị tướng được thay đổi mỗi tuần, nhưng bạn cũng có thể mua vĩnh viễn vị tướng bạn thích bằng tiền bạn kiếm được trong game, IP (Influence Point) hoặc tiền bạn nạp thẻ RP (Riot Point). Nắm bắt được sự phát triển lớn mạnh của thị trường game miễn phí giờ chơi và để thoát ra khỏi cái bóng của DotA, Riot đã đặt ra một cái tên mới cho thể loại này, đó là MOBA (Multiplayer Online Battle Arena).

Những thương hiệu được ưa chuộng nhất

  • Người tiên phong: Riot Games, Blizzard, Valve & “IceFrog”
  • Game: League of Legends (2009), StarCraft 2 (2010), Dota 2 (2013)
  • Bản Mod: Blizzard DOTA / Blizzard All-Stars (đang phát triển)

Không có gì tranh cãi khi nói DotA là một bản mod thành công nhất trong mọi thời đại, có lẽ chỉ sau bản mod Counter-Strike của Half-Life mà thôi. Cũng khá trùng hợp là vào tháng 10/2009, IceFrog thông báo đã được thuê bởi công ty Valve và đang tiến hành một dự án mới hấp dẫn hơn dành cho fan hâm mộ DotA. Sau đó, những tranh cãi xung quanh thương hiệu DotA cuối cùng cũng khép lại vào năm 2012, với việc Valve giữ được quyền chủ sở hữu DotA 2, và vẫn cho phép cộng đồng game thủ sử dụng tên DotA với mục đích phi thương mại. Do đó, Blizzard phải đổi tên game chuẩn bị phát hành của mình thành Blizzard Allstars.

Valve công bố DotA 2 tại sự kiện Gamescom 2011 với giải đấu mang tên The International, có tổng trị giá giải thưởng lên tới 1,6 triệu USD. DotA 2 giờ đây đã có thể tiếp bước bản đồ DotA Allstars của Warcraft 3, nâng cấp hiệu ứng cũng như thêm màu sắc các vị tướng cũng như những trang bị (thay đổi để không vi phạm bản quyền của Blizzard). Sau thời gian dài thử nghiệm, Valve cuối cùng cũng chính thức phát hành DotA 2 dưới dạng miễn phí giờ chơi vào mùa hè 2013.

MOBA trên những hệ máy ngoài PC

  • Người tiên phong: Uber Entertainment & Microsoft, Ronimo Games & dtp Entertainment, Monolith Productions & Warner Bros.
  • Game: Monday Night Combat (2010), Awesomenauts (2012), Guardians of Middle-earth (2012).

Trong khi cuộc chiến về bản quyền thương hiệu DotA đang ngày càng căng thẳng, một công ty khác đã quyết định áp dụng cách lối chơi này vào các dòng máy console. Monday Night Combat, được phát hành trên Xbox Live Arcade năm 2010 như một game TPS. Mục tiêu của trò chơi là phá huỷ căn cứ địch trong khi đồng hành cùng đám lính AI. Cách chơi thì giống như game bắn súng, nhưng lại mượn ý tưởng từ DtaA.

Game Awesomenauts của công ty Ronimo Games cũng áp dụng lối chơi kiểu MOBA vào game của mình trên nền tảng đồ họa 2D. Giống như Monday Night Combat, nó là game dành cho cổng Xbox Live Arcade, mặc dù vậy cũng được phát hành trên hệ thống PlayStation Network và Steam.

Khá trái ngược với 2 game trên, Guardians of Middle-earth của công ty Monolith muốn áp dụng y hệt cách chơi của DotA sang hệ máy console. Game được phát hành vào cuối năm 2012 và có thể chuyển qua chơi trên máy tính.

Thời kì thống trị làng game của MOBA

  • Người tiên phong: Turbine & Warner Bros., Waystone & EA, A Bit Lucky & Zynga, Trion & Petroglyph, Valve, Riot Games, và các nhà phát hành khác.
  • Game: Infinite Crisis, Dawngate, Dawngate, Soltice Arena, End of Nations, Dota 2, League of Legends.

Hiện tại, nhiều công ty game danh tiếng khác cũng chuẩn bị nhảy vào thị trường MOBA với nhiều sản phẩm mới rất đáng chú ý, ví dụ như Trion với End of Nations, EA với Dawngate, Zynga với Soltice Arena. Dù vậy, kế hoạch xâm chiến này có vẻ như khá khó khăn bởi tầm ảnh hưởng quá lớp của DotA 2 và League of Legends. DotA 2 đã có trên 4 triệu người chơi mỗi tháng, đỉnh điểm là 400,000 người chơi chơi cùng một thời điểm. League of Legends còn hơn thế nữa, với 32 triệu người chơi mỗi tháng, 12 triệu người chơi mỗi ngày, đỉnh điểm là 3 triệu người chơi cùng một thời điểm trên toàn thế giới và con số này không có dấu hiệu chững lại từ khi game ra mắt.

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 29/09/2020
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"