Mặc dù cùng thuộc thể loại nhập vai đấu thẻ bài ăn theo DotA - Dota 2 nhưng 2 game mobile online Đao Tháp Truyền Kỳ và Quân Bài Huyền Thoại lại có hai hướng đi hoàn toàn khác nhau.
Đao Tháp Truyền Kỳ (ĐTTK) và Quân Bài Huyền Thoại (QBHT) đều thuộc thể loại game mobile online (gMO) nhập vai đấu thẻ bài đánh theo lượt khá quen thuộc với game thủ Việt. Và cả 2 tựa game này đều có những nét tương đồng nhất định khi cùng sử dụng chung hình ảnh DotA - Dota 2, do đó việc cộng đồng người chơi đặt 2 tựa gMO này lên bàn cân so sánh là điều không thể tránh khỏi.
Đao tháp truyền kỳ.
Quân bài huyền thoại.
Trước tiên về đồ họa. ĐTTK xây dựng hình ảnh 2D với phong cách chibi dễ thương, các nhân vật được tái tạo bằng hình ảnh 3D rất sống động thì ngược lại QBHT lại xây dựng hình ảnh 2D theo lối chơi thẻ bài truyền thống. Kế đến cả hai tựa game này đều thiết kế nhân vật, trang bị dựa trên nguyên bản hình ảnh DotA - Dota 2 dù có biến tấu đi khác biệt đôi chút. Tất cả hòng khiến người chơi có thể dễ dàng nhận ra các heroes quen thuộc trong DotA - Dota 2 ngay từ khi mới tiếp xúc.
Đao tháp truyền kỳ.
Quân bài huyền thoại.
Đao tháp truyền kỳ.
Quân bài huyền thoại.
Thứ hai về lối chơi. Tựu chung cả hai tựa game này đều dẫn người chơi vào công việc thu thập các thẻ tướng với số lượng lên tới cả trăm lá bài. Các thẻ tướng cùng được phân loại thành 3 thuộc tính chính là Trí, Mẫn, Lực và phân cấp tùy thuộc vào màu sắc và số sao của chúng. Trong khi hệ thống kỹ năng trong cả hai tựa game đều khá đa dạng và có thể sử dụng sau khi nâng cấp thẻ tướng. Nếu như ĐTTK sử dụng các bộ trang bị để có thể nâng cấp thẻ tướng thì QBHT lại sử dụng các thẻ tướng cấp thấp để nâng cấp các thẻ tướng cấp cao. Song điều dễ nhận thấy nhất là QBHT xây dựng hệ thống nhân vật có phần chi tiết hơn và có tính tương khắc lẫn nhau rõ ràng. Nhìn chung cả hai tựa game đều hướng game thủ vào việc phát triển nhân vật theo nhiều hướng khác nhau với hệ thống trang bị và kỹ năng khá phong phú.
Đao tháp truyền kỳ.
Quân bài huyền thoại.
Thứ ba về phong cách chiến đấu thì cả hai tựa game cũng có nhiều nét khác biệt. Đơn cử với ĐTTK thì người chơi sẽ phải sử dụng các kỹ năng của thẻ tướng bằng tay (tức cho phép can thiệp trong trận đấu) trong lúc giao tranh, từ đó tính toán việc ra kỹ năng sao cho hợp thời điểm. Còn với QBHT hệ thống chiến đấu tự động hoàn toàn khiến người chơi chỉ có thể quan sát nhân vật chiến đấu và đôi khi sẽ khiến bạn tỏ ra nhàm chán. Tuy vậy tính chiến thuật trong QBHT lại có phần nhỉnh hơn ĐTTK khi người chơi được quyền sắp xếp vị trí các thẻ bài. Bù lại nhịp độ trận đấu của ĐTTK có phần nhanh hơn QBHT do QBHT còn dựa vào tốc độ đánh của các thẻ tướng để chiến đấu. Tuy nhiên điểm chung của cả hai tựa game đó là việc cung cấp cho người chơi số lượng phụ bản đa dạng, giúp bạn tha hồ trải nghiệm để săn tìm vật phẩm cũng như thẻ tướng.
Thứ tư là sự khác biệt rạch ròi. Mặc dù cùng ý tưởng nhưng có thể dễ dàng nhận ra ĐTTK và QBHT lại đi theo hai hướng trải nghiệm khác nhau. Nếu như ĐTTK thiên về lối chơi có phần dễ nắm bắt thì QBHT mang tính “hard core” nhiều hơn. Cả hai đánh vào sở thích khác nhau của game thủ, những người thích thể loại thẻ bài truyền thống theo màn hình dọc sẽ chọn QBHT, còn với những ai yêu thích những hình ảnh sống động, lối chơi theo lượt màn hình ngang thì ĐTTK là lựa chọn hoàn hảo.