Thế nhưng sự suy sụp của Bullfrog đã dẫn đến các phiên bản tiếp theo của dòng game này cũng bị đình chỉ vô thời hạn. Gần 15 năm sau, Cyanide Studios đã phát triển trò chơi “Impire” với sự kế thừa gần như nguyên vẹn những “tinh túy” trong phong cách chơi của Dungeon Keeper, nhằm cố gắng “vực dậy” dòng game đặc sắc này.
|
Lối chơi… không giống ai |
|||
Cũng như Dungeon Keeper, Impire là một trò chơi “lai tạp” khá nhiều thể loại game khác nhau như chiến thuật, nhập vai, quản lý mô phỏng… trong một chỉnh thể thống nhất vô cùng hợp lý. Bạn sẽ vào vai “tiểu quỷ” Baal Abaddon, thống lĩnh thuộc hạ “chinh chiến” trong các hầm ngầm, phát triển căn cứ, “gây hấn” với các thế lực xung quanh để trở thành nhà thống trị duy nhất trong khu vực.
Hầu hết các mặt, các biểu hiện của Impire đều không thực sự sâu sắc. Chẳng hạn như bạn phải chăm lo cho đội quân tiểu quỷ của bạn một số nhu cầu tối thiểu, thi triển một số phép thuật đơn giản nhưng hài hước hay chiến đấu theo thể thức “quần ẩu” mà không có bất kỳ tính chiến thuật nào. "Cũng như Dungeon Keeper, Impire là một trò chơi “lai tạp” khá nhiều thể loại game khác nhau như chiến thuật, nhập vai, quản lý mô phỏng… trong một chỉnh thể thống nhất vô cùng hợp lý"
Thêm vào đó, các tình tiết trong game cũng được cường điệu hóa với nhiều chi tiết hài hước, vô lý, thậm chí có phần… nhảm nhí tạo hiệu ứng gây cười, vui vẻ khiến cho cốt truyện vốn không có nhiều nổi bật trở nên sống động và bớt nhạt nhẽo. |
|
Hình- âm tương đối |
||
"Công bằng mà nói, Impire không phải là một game có chất lượng đồ họa xuất sắc với hàng loạt các hiệu ứng đồ họa được nhồi nhét vào trong engine, thế nhưng nó vẫn thể hiện rất tốt ý tưởng sáng tạo của đội ngũ phát triển" |
Công bằng mà nói, Impire không phải là một game có chất lượng đồ họa xuất sắc với hàng loạt các hiệu ứng đồ họa được nhồi nhét vào trong engine, thế nhưng nó vẫn thể hiện rất tốt ý tưởng sáng tạo của đội ngũ phát triển. Các nhân vật được tạo hình khá dí dỏm với nhiều biểu hiện thậm chí khá buồn cười, nháo sự và hoạt náo khắp nơi.
Các đoạn nhạc nền, lồng tiếng đều thể hiện khá tốt không khí của màn chơi với nhiều sắc thái khác nhau tùy theo nhiệm vụ “phụ” mà bạn nhận được, đem đến những cảm nhận đa dạng trong suốt quá trình chơi. |
Thiếu vắng màn chơi ngoài với máy | ||
Một điều lạ là ngoài việc chơi theo nội dung chiến dịch, người chơi sẽ không có cơ hội đấu với máy thông qua các màn chơi ngoài (skirmish). Game chỉ cung cấp các màn chơi theo kịch bản (scenario). Mà những màn chơi này chỉ đơn thuần là cho phép bạn tham gia cùng với những người chơi khác qua mạng internet, với một số tùy chọn khá quen thuộc với dòng game chiến thuật như King of the Hill (thống lĩnh), Survival (sinh tồn) hay Team Deathmatch (đấu đội).
Thiếu một chút đột phá |
"So với Dungeon Keeper, Impire thiếu một chút đột phá và mới lạ nếu không muốn nói là khá tầm thường với những người đã từng chơi Dungeon Keeper" |
ĐIỂM | ĐÁNH GIÁ | TỔNG QUAN |
5.5 | Kịch bản: Game tạo cho người chơi cảm giác giải trí thuần túy với nhiều tình tiết vui vẻ, các yếu tố gây cười và nhiều điều bất ngờ. | |
Đa dạng: Impire có khá ít việc để bạn làm khi nhiều nhiệm vụ phải lặp đi lặp lại, chỉ khác đôi chút về hình thức. |
Impire đã có nhiều cố gắng để vực dậy dòng game Dungeon Keeper lừng danh thuở nào, thế nhưng những điểm thực hiện chưa “tới” trong việc mô phỏng theo các yếu tố ăn khách của “bậc đàn anh” làm nó trở nên kém hào hứng, thậm chí là nhàm chán ở một số nhiệm vụ lặp đi, lặp lại nhiều lần. Với cốt truyện đậm tính hài hước và một lối chơi mở, Impire là một sản phẩm mang tính chất giải trí thuần túy hơn là một “tác phẩm” để bạn có thể thưởng thức với nhiều giá trị cả về nội dung và hình thức. |
|
Sáng tạo: Cyanide khá dựa dẫm vào những ý tưởng của Dungeon Keeper trước đây. Mặc dù trò chơi gốc là một đột phá, nhưng việc bắt chước sáo mòn làm cho Impire trở nên kém hấp dẫn. | ||
Nghe - Nhìn: Hình – Âm ở mức có thể chấp nhận được, không có quá nhiều hiệu ứng nhưng cũng được thể hiện khá sinh động. | ||
Giá trị: Game gần như không có bất kỳ giá trị chơi lại nào ngoài phần chơi mạng. |