PC
Thời Đại Anh Hùng nỗ lực xóa bỏ thành kiến MOBA Tàu

Có khá nhiều lý do để Thời Đại Anh Hùng của FPT Online dễ dàng tiếp cận game thủ Việt, tiêu biểu như việc sở hữu nhiều nét tương đồng với DotA 2 và Liên Minh Huyền Thoại.

Sắp sửa được ra mắt tại Việt Nam trong tháng 6/2014 này, Thời Đại Anh Hùng (TĐAH) được kỳ vọng sẽ thay đổi cái nhìn của người chơi về các game MOBA Trung Quốc, vốn luôn bị đánh giá là rập khuôn từ đầu đến cuối chứ không hề có đột phá. Về cơ bản TĐAH không tự mình vạch ra một hướng đi mới và sẽ tập hợp lại những tính túy của các sản phẩm đang hút khách trên thị trường, cụ thể là Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) với DotA 2. Tuy nhiên cách biến hóa nội dung cùng với hình ảnh được phát triển trên nền tảng Unreal Engine 3 đã giúp TĐAH trở nên khác biệt hơn.

Trò chơi lấy bối cảnh thời Tam Quốc, theo đó người chơi sẽ lựa chọn hóa thân thành các danh tướng của Ngụy, Thục, Ngô và dành phần lớn thời gian chiến đấu chống lại phe địch với mục tiêu sau cùng là đánh sập nhà chính đối phương. Xuyên suốt trận đánh, bạn sẽ tiêu diệt quái, phá trụ kết hợp với farm rừng hay tổ chức đi gank để kiếm tiền lên đồ. Nhìn chung, lối chơi cơ bản của TĐAH không còn xa lạ gì với fan hâm mộ MOBA trong nước và có thể nắm bắt rất nhanh chóng.

Một điểm khác biệt ở TĐAH, đó là người chơi sẽ có một nhân vật chính (nam hoặc nữ) và dùng nó để di chuyển trong khu vực thành trì, tương tác với NPC hay người chơi khác. Bạn có thể tạo được nhiều nhân vật cùng lúc bằng cách tham gia vào các cụm server khác nhau. Ngoài ra, nhân vật có thể hóa thân thành một vị tướng nào đó để cho thêm phần khác biệt. Về điểm này TĐAH khá giống với Củ Hành (CH), tựa MOBA Trung Quốc đầu tiên được du nhập vào Việt Nam và cũng tạo được chút tiếng tăm trong vai trò của một sản phẩm cải biên, tổng hợp.

TĐAH có 4 chế độ chơi chính, phân chia theo số người mỗi phe bao gồm 1vs1, 5vs5, 10vs10 và 5vs5vs5. Trong đó thể thức 5 vs 5 là cách tiếp cận đơn giản nhất, trong khi 10vs10 hay 5vs5vs5 là một thử thách mới giúp bạn “đổi gió” sau nhiều tháng ngày xoay quanh chiến thuật, cách chia đường cũng như loại bản đồ truyền thống. Tất nhiên game cũng cho phép đánh với máy để kiếm kinh nghiệm hay dùng thử tướng nào đó trước khi bước vào PvP.

Giao diện khi bước vào trận đấu của TĐAH khá thoáng đãng và dễ nhìn. Người chơi có thể nắm bắt được ngay các thông số nhân vật như sát thương, giáp, tốc độ di chuyển hay tốc độ đánh,...Cùng với đó là bản đồ nhỏ, kho trang bị bao gồm 6 ô. Tuy nhiên phép bổ trợ lại tương đối khó nhìn do kích thước biểu tượng quá nhỏ (chứ không được làm cùng kích thước với kỹ năng chính giống LMHT).

Hình ảnh trong game không có gì đáng để phàn nàn đối với một MOBA. So với CH, TĐAH tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều về khâu nghe nhìn. Các nhân vật được thiết kế chi tiết hơn, động tác trơn tru, cho dù là tướng hay quái, hiệu ứng kỹ năng hoành tráng mang hơi hướm game võ hiệp và trên hết là xóa bỏ được một lượng lớn các góc cạnh trên mô hình, thứ dễ khiến người chơi cảm thấy bất mãn. Trò chơi cũng vay mượn nhiều chi tiết từ LMHT lẫn DotA 2, tiêu biểu như khi tung kỹ năng định hướng hay khung cảnh trên bản đồ chẳng hạn.

Cảm giác tả xung hữu đột giữa đám đông quân địch với Lữ Bố hoặc khiến mặt đất phải rung chuyển dưới cú tấn công của Trương Phi là một ấn tượng tốt khi tham gia TĐAH. Có thể về hướng eSports, đây không phải ứng cử viên thích hợp, nhưng nếu xét trên bình diện chung, TĐAH rất dễ tiếp cận người chơi do vừa có yếu tố MOBA, vừa có yếu tố nhập vai lẫn cốt truyện quen thuộc và sự cường điệu về hiệu ứng.

Thao tác trong TĐAH giống như hầu hết game MOBA hiện nay, đó là cố định các phím kỹ năng Q, W, E, R. Ngoài ra trò chơi cũng tái sử dụng cách bố trí phím của LMHT, ví dụ như dùng phím B để biến về nhà, phím D và F để dùng phép bổ trợ hay nâng kỹ năng nhanh bằng cách ấn tổ hợp phím Ctrl + phím tắt kỹ năng tương ứng. Bạn cũng sẽ tìm thấy các bãi quái rừng có vị trí giống như LMHT. Tuy nhiên số lượng quái cấp cao (tương tự như Rồng hay Baron, Roshan) lại nhiều hơn, tiêu biểu như cả “bộ sậu” tứ linh thần thú với sức mạnh vô cùng khiếp đảm. Chúng được bố trí nằm dọc theo con sông và hứa hẹn là nơi làm nên bước ngoặt cho trận đấu. Một điểm khá thú vị là sông trong game có dạng băng, giúp tăng tốc độ di chuyển khi bạn đi trên đó.


Ban đầu bạn chỉ được cung cấp số lượng tướng có sẵn rất hạn chế. Về sau mỗi khi lên cấp thì sẽ mở khóa thêm được tướng mới (hoặc tặng ngọc bổ trợ). Tất nhiên bạn cũng có thể bỏ tiền ra mua tướng nếu thích. Mỗi tướng đều có các kỹ năng đặc trưng, được xây dựng dựa theo các câu chuyện của mình trên chiến trường. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận là kỹ năng tướng trong TĐAH chịu ảnh hưởng quá lớn từ LMHT và DotA 2, chỉ có điều nó không bê nguyên xi giống như CH mà thôi. Lấy ví dụ như Hoàng Trung, có thể xem lão tướng này là sự kết hợp giữa kỹ năng của Varus với Caitlyn - 2 vị tướng trong LMHT.

Cùng với đó bạn sẽ gặp lại Bùa Đỏ và Bùa Xanh nhưng dưới một hình thức khác. Thay vì trao trực tiếp cho người thực hiện cú đánh sau cùng lên quái, nó sẽ rớt ra dưới dạng một món đồ và có thể được nhặt, tích trữ để sử dụng khi cần thiết (khá giống với việc dùng Bottle để nhặt Rune). Nhờ vậy người chơi sẽ chủ động hơn trong việc quản lý bùa lợi, nhưng bù lại các pha cướp bùa lợi dường như sẽ khó thực hiện hơn vì đòi hỏi thêm thao tác nhặt bình chứa sau khi con quái bị hạ gục.

Hai yếu tố quen thuộc khác cũng góp mặt trong game đó là phép bổ trợ và bảng ngọc bổ trợ. Hệ thống phép bổ trợ của TĐAH được phân chia theo Ngũ Hành, mỗi nguyên tố sẽ bao gồm tổng cộng 3 phép và ban đầu chỉ có 2 phép được mở khóa sẵn. Do phân chia như vậy nên người chơi sẽ bị gò bó hơn, thay vì thoải mái chọn lựa 2 phép bất kỳ mà mình thích. Công dụng của phép bổ trợ mà TĐAH mang lại khá thú vị, ví dụ như hệ Mộc có phép hồi máu và trói chân, trong khi hệ Hỏa có phép chạy nhanh hoặc dịch chuyển tức thời đến một đơn vị đồng minh.

Một nét mới nữa là sự xuất hiện của tính năng nâng cấp vũ khí (khá giống hình thức mua sách ở D-Day). Đầu trận, vũ khí của người chơi sẽ ở cấp độ 1 và bạn sẽ dùng một khoản tiền để nâng chúng lên cấp cao hơn, nhằm nhận được thuộc tính cộng thêm ngày càng nhiều. Qua đó để dành tiền lên đồ hay nâng cấp vũ khí cũng cần người chơi phải cân nhắc kỹ lưỡng nếu không muốn bạo chi vô ích rồi bị “thọt” so với đối phương.

Trong giao diện cửa hàng, game đã liệt kê sẵn các món đồ đề xuất cho tướng và bạn có thể dựa vào đó để mua sắm cho nhanh. Thao tác ghép đồ cũng hết sức đơn giản, mỗi món đồ đều được liệt kê chi tiết các thành phần cấu tạo nên nó, người chơi sẽ click chuột phải để mua nhanh từ giao diện này. Do mức giá trang bị cao cấp là khá “chát” nên người chơi cần hết sức chú trọng đến quá trình farm lính cũng như tổ chức gank, farm rừng để không bị kiệt quệ về kinh tế.

Nhìn chung lối chơi của TĐAH không hề phức tạp và cũng không có deny quái hay deny trụ. Do đó nếu là một fan của LMHT, bạn hoàn toàn có thể làm chủ phần thao tác cơ bản chỉ sau 1 hay 2 trận đấu do vị trí quái rừng, cách chia lane, lên đồ hay yếu tố bùa lợi đều rất tương đồng. Yếu tố này sẽ là bàn đạp để TĐAH có được giai đoạn khởi đầu thuận lợi ở Việt Nam, nơi mà cộng đồng LMHT đang cực kỳ đông đảo và phân chia ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Trang chủ: http://ah.gate.vn/Teaser/

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 23/10/2006
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"