PC
5 điều mà NPH Game Việt có thể học hỏi từ các 'ông lớn'

Không thể phủ nhận một thực tế rằng, các NPH game tại Việt Nam đang bị chỉ trích rất nhiều về cách vận hành sản phẩm của mình.

Làm 1 trailer game chất lượng


Chất lượng không phải nằm ở khâu đánh bóng lại hình ảnh trong clip, mà phải là thể hiện đúng được những gì trò chơi sẽ cho phép game thủ trải nghiệm. Nếu đã xem qua trailer của các game được phát hành tại Việt Nam thì có thể nói rằng, đến 90% các game đó không làm được những gì mà chúng từng thể hiện trong phim. Nếu như trailer cho thấy các cuộc chiến hoành tráng hay các trận đấu tay đôi đẹp mắt thì trên thực tế, những gì bạn nhận được sẽ thua sút hơn rất nhiều, ví dụ như đồ họa nghèo nàn hay lối đánh nhàm chán.

5 điều mà NPH Game Việt có thể học hỏi từ các 'ông lớn'

Không nên bào chữa rằng Blizzard cũng làm trailer cho hàng loạt sản phẩm cũng theo phong cách đó, vì đó đã là truyền thống của họ rồi. Kiểu marketing bằng trailer cinematic dựng sẵn đã ra đời từ hơn 15 năm trước, đến thời điểm này thì nó đã quá lỗi thời và được thay bằng phong cách quảng cáo bằng các thước phim ingame. Nếu để mắt qua các đoạn phim giới thiệu của những tựa game đình đám như Blade and Soul, Monster Hunter, Team Fortress 2 hay Overwatch, bạn có thể thấy rằng trailer được xây dựng trực tiếp trên nền tảng đồ họa của game. Do đó, người chơi sẽ không cảm thấy hụt hẫng sau khi xem trước trailer rồi vào game để chiêm nghiệm.

Đối xử công bằng giữa người chơi

Nếu điểm qua các tựa game online đã làm nên tên tuổi của chính mình như World of Warcraft, Team Fortress 2 hay Liên Minh Huyền Thoại, có thể thấy rằng cash shop không tồn tại các món đồ tăng sức mạnh cho nhân vật (hay có nhưng không đáng kể) mà chủ yếu tập trung vào các vật phẩm hỗ trợ quá trình chơi như Pet nhặt đồ, tăng tốc độ farm, giảm thời gian đợi hoặc các vật phẩm chỉ có giá trị trang trí. 

Nếu nhìn lại các tựa game online đã có mặt ở Việt Nam và đã ra đi, 80% trong số chúng có bán các món đồ tăng sức mạnh cho người chơi. Từ đó gây ảnh hưởng đến tính cân bằng của game, khiến cho sự phân hóa giữa người chơi miễn phí và các đại gia trở nên quá rõ ràng.

5 điều mà NPH Game Việt có thể học hỏi từ các 'ông lớn'

Hạn chế số lượng sự kiện 

Sự kiện sẽ luôn là động lực tốt thúc đẩy cộng đồng, giúp người chơi thêm gắn bó với game hơn. Nhưng nếu sự kiện diễn ra với tần suất quá lớn sẽ gây ra tác dụng phụ. Chắc hẳn ai cũng biết việc LMHT mở sự kiện nhân đôi giá trị thẻ nạp quá lâu dẫn tới người chơi tự động nghĩ rằng giá trị thẻ luôn ở mức đó, hay như hiện tượng mọi game online mới mở hiện nay luôn có một đội ngũ đông đảo người chơi săn giftcode hay đòi quà. Nếu NPH chỉ một phút lơ đãng không để ý đến chi tiết đó thì hậu quả có thể sẽ là người chơi nghỉ hàng lọat, đợi đến khi có sự kiện mới, hoặc cộng đồng nghĩ rằng game sắp đóng nên mới ngưng sự kiện…

Bên cạnh đó, việc tạo ra sự kiện ingame cũng là một cách phá hoại nền kinh tế ảo khá hiệu quả, khi lượng người chơi online thường trực sẽ tăng đột biến, tỷ lệ thuận với lượng tiền và vật phẩm ảo đổ vào game ngày càng tăng. Theo như các nhà kinh tế học hay nói, nếu năng suất tăng quá cao dẫn tới lượng hàng lưu thông trên thị trường tăng lên, khiến giá trị của món hàng đó giảm, hay như với game online là giá trị đồng tiền ảo giảm đi. Chắc chắn không ít lần bạn bắt gặp những món đồ trị giá hàng chục tỷ trong game, hay cộng đồng chơi game bắt đầu giao dịch bằng tiền mặt chứ không bằng tiền game nữa.

Nói không với auto

Ở Việt Nam, auto gần như đã thành một chuẩn mực. Khi các NPH muốn nhập game về đều phải xem xét có hỗ trợ auto hay không, hoặc chi tiết đầu tiên người chơi hỏi là game có auto không. Điều này thật sự đã làm hỏng một thế hệ game thủ Việt khi họ bắt đầu lệ thuộc vào hệ thống tự chơi được hỗ trợ cho game. Vì vậy, hạn chế sự bành trướng của auto cũng là một cách để NPH tạo ấn tượng trong mắt người dùng.

5 điều mà NPH Game Việt có thể học hỏi từ các 'ông lớn'

Có động thái cụ thể với hoạt động trao đổi/mua bán tài khoản

Đây có thể là việc khó đối với các NPH game Việt Nam, nhưng không phải là không khả thi. Việc có một thái độ cụ thể đối với hoạt động mua bán tài khoản sẽ giúp cộng đồng có một cái nhìn tốt hơn về phương pháp hoạt động của đơn vị phát hành. Blizzard đã và đang thực hiện chính sách bàn tay sắt với mọi hoạt động mua bán tài khoản của tựa game World of Warcraft, hay CyberStep trực tiếp “xử đẹp” những người chơi có hành vi rao bán hay trao đổi tài khoản. 

Điều này có thể khó khi một phần của “văn hóa game Việt” là chơi chung và mua bán tài khoản, nhưng các NPH hoàn toàn có thể thực hiện được các chính sách có lợi cho cả đôi bên. Thay vì chỉ nói suông rằng “không nên trao đổi/mua bán tài khoản”, NPH có thể tạo ra một hệ thống riêng hỗ trợ cho việc này, thay vì để cộng đồng “tự xử” với nhau thông qua kênh chat ingame hay diễn đàn. Bằng cách đó, việc mua bán tài khoản game hoàn toàn có thể được hợp thức hóa cũng như nâng cao trách nhiệm của người chơi với tài sản ảo của mình.

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 29/09/2020
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"