PC
Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

RPG có thể coi là 1 trong những dòng game cổ nhất nếu nói đến lịch sử game đương đại.

Bắt đầu từ Dungeon and Dragon với các bảng số liệu nhân vật, tính xác suất thực hiện hành động bằng xúc sắc và các cuộc phiêu lưu có thể lấy từ bất kì cuốn tiểu thuyết fantasy nào cho tới những cái tên đình đám gần đây như Diablo 3, World of Warcraft (WOW), Final Fantasy (FF)…Thế nhưng tại sao dòng game này lại được chia thành 2 thể loại là Western RPG (W-RPG) và Japanese RPG (J-RPG)?

Văn hóa, xu hướng, kỹ thuật đã vô tình hình thành lên 2 mảng phát triển game RPG đối lập

Điều đầu tiên có thể nói đến là 2 dòng game này được phát triển ở 2 nền văn hóa hoàn toàn khác nhau (phương Tây và Nhật Bản), tạo nên sự khác biệt rõ ràng mang đậm bản sắc văn hóa của nơi phát triển game. Hầu hết các thể loại game đều đi theo 1 trong 2 hướng: hoặc là phát triển ở Nhật Bản, sau đó được du nhập tới Mỹ (platformer) và ngược lại.

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Thế nhưng cả NSX ở Nhật và Mỹ đều có một sự tiếp xúc với các game RPG theo kiểu truyền thống như Dungeons & Dragons (D&D) và họ bắt đầu phát triển game RPG theo cách mà họ cảm nhận được về dòng game này. Nếu nhìn qua thì đa số các NSX có sản phẩm RPG tại Nhật hiện nay đã từng làm dòng game visual novel (bao gồm eroge) khá sớm, thậm chí là trước khi họ bắt tay vào thực hiện sản xuất game RPG.

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Có thể đây là 1 chi tiết nhỏ, nhưng nó lại ảnh hưởng khá nhiều đến các sản phẩm RPG tại quốc gia này khi đa số phụ thuộc vào yếu tố kể chuyện cũng như truyền tải nội dung tới người chơi. Bên cạnh đó ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng khi bộ chữ Kanji cho phép hiển thị nhiều chữ trên màn hình hơn mà chỉ với cùng một lượng bộ nhớ nếu so sánh với bảng chữ cái ABC. Điều này gần như hướng ngành RPG Nhật Bản tới mục tiêu chính là truyền tải câu truyện, nội dung tới người xem.

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Trong khi đó, W-RPG lại đi theo một hướng hoàn toàn khác biệt là cho người chơi sự tự do trong hành động của mình. Có thể yếu tố này được thừa hưởng chủ yếu từ cơ chế chơi của D&D khi GameMaster đưa ra một sự kiện và yêu cầu người chơi xử lý với tỷ lệ thành công phụ thuộc vào xúc sắc cũng như phương hướng phù hợp với bảng kĩ năng nhân vật…Và điều này có thể thấy là đã ảnh hưởng tới khá nhiều các tựa RPG đến từ phương Tây, bao gồm cả series Diablo, Titan quest hay WOW với việc người chơi được tự do trong hành động.

Bên cạnh đó sự ảnh hưởng từ văn hóa “Cao bồi miền Tây” cũng đưa vào yếu tố đơn thương độc mã khi đa số các RPG được sản xuất có kiểu chơi là một mình chống lại cả thế giới và tập trung nhiều hơn vào các pha hành động hay khả năng xử lý tình huống cá nhân hơn…

Vậy yếu tố nào kích thích người chơi đến với RPG?

Với thể loại J-RPG, NSX thường tập trung vào việc dẫn truyện, các tình tiết diễn ra đối với nhân vật. Nếu để ý chúng ta thấy rõ rằng người chơi không bao giờ tự tạo ra nhân vật chính, thay vào đó là một nhân vật cụ thể, có tính cách, ước mơ và mục tiêu rõ ràng, trong khi người chơi giống như một người điều khiển con rối, chỉ đạo các hành động của nhân vật trong game. Sự tương tác giữa người chơi và nhân vật của game theo kiểu này cho phép NSX kể một câu truyện có chiều sâu hơn thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu end-game.

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Còn với W-RPG, câu truyện có thể là một yếu tố quan trọng, nhưng với dòng game này thì yếu tố thành công chính là fantasy (mơ ước/nguyện vọng) và khả năng thể hiện. Yếu tố fantasy ở đây không nên hiểu là “thần tiên” theo kiểu Orc & Elf hay kiểu game FF, mà là cách game cho phép người chơi hóa thân thành một nhân vật mà họ mong muốn, như thành một cướp biển khét tiếng, hiệp sĩ dũng cảm hay chiến binh mạnh mẽ. Qua đó việc người chơi trở thành nhân vật mà họ muốn phần nào đáp ứng được yếu tố fantasy. Bên cạnh đó việc trở thành nhân vật chính của trò chơi với mọi chi tiết của game xoay quanh mình phần nào củng cố cảm giác này.

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Còn với khả năng thể hiện, có thể hiểu đây là khả năng thể hiện bạn là ai, hay nhân vật của bạn như thế nào trong game. Thông thường thì có thể coi yếu tố này như việc chọn câu trả lời trong quá trình giao tiếp với NPC, hay hệ thống phân loại “thiện - ác”, phe phái, thế lực nhưng đây mới là bề nổi. Việc cho phép chọn nhân vật/nghề/phong cách chơi trong game, chọn đồ đạc, kĩ năng hay thậm chí là phong cách chơi game mới là yếu tố chính. Có thể thấy rằng khả năng thể hiện cái tôi trong game được nhân mạnh hơn ở W-RPG so với J-RPG rất nhiều.

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Vậy tại sao lại chia ra thành 2 thể loại? Vì 2 dòng game này được phát triển riêng biệt ở 2 nền văn hóa khác nhau, với J-RPG họ tập trung vào nhóm nhân vật và W-RPG với kiểu hành động đơn độc...Nhưng thực sự tại sao chúng ta lại thích chơi game nhập vai? Vì nó cho ta cảm giác như đang xây dựng một cái gì đó mà chúng ta yêu quý khi dấn thân vào chúng.

Và khi 2 thể loại RPG dần hòa hợp!

Có lẽ vào thời điểm này chúng ta nên hạn chế phân loại game như trước. Vì giờ cộng đồng hay phân loại game dựa vào các yếu tố bề ngoài, như Counter-Strike hay Call of Duty là game FPS do có súng và góc nhìn thứ nhất, hay Silent Hill và Resident Evil là Survival Horror do có zombie và ma quỷ. Thế nhưng tại sao Fallout3 lại được coi là RPG khi hoạt động chính của người chơi là bắn súng ở góc nhìn thứ nhất, hay Battle Field 3 là bắn súng trong khi có hệ thống lên cấp?

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Ở đây nên coi lý do mà người chơi đến với game là yếu tố chính để phân loại game thay vì các chức năng mà game đưa vào. Đơn cử với W-RPG và J-RPG, đa số người chơi sẽ phân loại dựa vào cơ chế chiến đấu khi W-RPG cho phép người chơi chiến đấu trực tiếp theo kiểu chặt chém trong khi J-RPG là lựa chọn hành động trong menu.

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Rất nhiều các tựa J-PRG hiện nay vẫn giữ lại kiểu chiến đấu dựa vào lựa chọn kiểu này và nếu nghĩ kĩ thì chiến đầu bằng menu có phần…không kích thích cho lắm. Nhưng tại thời điểm mà J-RPG là dạng game duy nhất có thể truyền tải câu truyện thì việc chiến đấu bằng menu không hoàn toàn là vấn đề chính và chỉ cần “chạy tốt là được”.

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Còn với W-RPG, mục tiêu chính của dòng game này là thể hiện cái tôi của mình, do đó dòng game này được thử nghiệm với hàng loạt các cơ chế chiến đấu khác nhau. Chỉ cần chọn một vài tựa W-RPG bất kì từ trước đến nay, chúng ta sẽ thấy hàng loạt các kiểu chiến đấu khác nhau như point-click trong Diablo, hành động với Fallout 3 hay điều khiển bàn phím như các tựa W-RPG đời cũ. Bên cạnh đó việc này cũng cho phép người chơi phát triển cách phong cách chơi riêng cũng như sự lựa chọn đa dạng đối với các tựa game mà họ thưởng thức.

Nhưng với vài năm trở lại đây với sự phát triển của công nghệ và kèm theo đó là khả năng thể hiện câu truyện như lồng tiếng, phim cắt cảnh…các dòng game khác cũng bắt đầu kể truyện cũng như việc tích hợp hệ thống lên cấp. Điều này phần nào khiến J-RPG gần như trở thành một sản phẩm thay thế.

Bạn biết gì về thể loại RPG? Và tại sao bạn thích chơi nó?

Và 2 yếu tố kích thích chính của J-RPG là câu truyện và cày cuốc, giờ đây có thể tìm được ở hầu hết các thể loại game khác, thậm chí ngay cả ở W-RPG. Trong khi đó WRPG bắt đầu đưa vào các yếu tố của các dòng game khác trong quá trình phát triển phần nào giúp thể loại này phát triển phổ biến toàn cầu như hiện nay.

Phải chăng việc du nhập các yếu tố khác vào cũng phần nào kích thích yếu tố “phong cách chơi”? Khi cho phép người chơi phát triển game theo cách mà họ muốn cũng như phát triển thêm yếu tố “cái tôi cá nhân” mà dòng game này vẫn tập trung vào!!!

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 29/09/2020
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"