Trong khi mảng giải trí của Trung Quốc được truyền thông thế giới nhắc đến nhiều hơn nhờ bom tấn khoa học viễn tưởng Wandering Earth, gamer nước này vẫn cảm thấy buồn phiền vì chưa có tựa game lịch sử nào đủ hoành tráng, có sức hấp dẫn toàn cầu.
Tương tự nhiều quốc gia, hội yêu game chiến thuật ở Trung Quốc cũng rất phấn khích khi Total War: Three Kingdoms (tạm dịch: Chiến tranh tổng lực: Tam Quốc) chính thức ra mắt.
Trên thực tế, gamer Trung Quốc chiếm phần không nhỏ trên tổng pre-order của phiên bản Three Kingdoms. Dẫu vậy, sau khi tải về chơi, họ lại than thở vì các công ty game trong nước chưa biết tận dụng nội dung Tam Quốc, toàn để nước ngoài làm game.
Khoảng 1 tuần trước, Total War: Three Kingdoms chiếm vị trí nhất bảng trong những tựa game bán chạy của Steam tại Trung Quốc. Ở Mỹ, nó cũng vươn lên đầu bảng 2 ngày trước khi ra mắt.
"Mỗi lần thấy người nước ngoài mượn Tam Quốc để tạo nên những tựa game hay ho, tôi lại cảm thấy ghen tỵ và có chút tiếc nuối cho văn hóa nước nhà," một gamer Trung Quốc bình luận kèm theo icon thở dài.
Thật vậy, không thiếu những tựa game thành công nhờ lấy chủ đề Tam Quốc phân tranh, nhưng hầu như được thực hiện bởi công ty nước ngoài. Ví dụ như Romance of the Three Kingdoms và Dynasty Warriors là 2 series game nổi tiếng của Nhật Bản. Trên thực tế, Trung Quốc chưa có tựa game console lấy chủ đề Tam Quốc nào cùng tầm cỡ.
Total War: Three Kingdoms cũng không phải là trò chơi đầu tiên khơi dậy tranh cãi về văn hóa Trung Quốc trong video game.
Trong khi mảng giải trí của Trung Quốc được truyền thông thế giới nhắc đến nhiều hơn nhờ bom tấn khoa học viễn tưởng Wandering Earth, gamer nước này vẫn cảm thấy buồn phiền vì chưa có tựa game lịch sử nào đủ hoành tráng, có sức hấp dẫn toàn cầu.
"Trung Quốc là một trong những cái nôi văn hóa lớn lâu đời, truyền cảm hứng cho nền giải trí toàn thế giới," Charlie Moseley, người sáng lập Liên đoàn game Thành Đô nói.
Moseley nói rằng, dù bản thân đánh giá cao lịch sử Trung Quốc, ông lại lớn lên cùng những tựa game như Romance of the Three Kingdoms, được phát triển bởi Koei (Nhật Bản).
"Các nhà phát triển Trung Quốc dường như ít quan tâm đến việc khai thác lịch sử cho nội dung game," Moseley nói tiếp. "Tôi đã nhiều lần lên tiếng nhưng các đồng nghiệp Trung Quốc có vẻ không quan tâm."
Cần phải nói rõ hơn, điều này không có nghĩa là game về lịch sử Trung Quốc khan hiếm trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, để tạo tiếng vang như Total War: Three Kingdoms hay vài tựa game Tam Quốc khác, Trung Quốc vẫn chưa có gì ngoài những mobile game đầy đủ "auto," pay-to-win và nhiều thứ nhàm chán khác.
Theo Edward Li, đồng sáng lập của công ty game Twitchy Finger có trụ sở tại Hồng Kông, các công ty game Trung Quốc chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển và sự thật, nhiều năm qua họ chỉ tập trung vào mỏ vàng mobile game trả phí.
"Từ chủ đề Tam Quốc cho đến kiếm hiệp, tiên hiệp, hầu hết game Trung Quốc thiếu sự đa dạng trong lối chơi, cách kể chuyện," ông nói.