Với sự phát triển của công nghệ, sự cạnh tranh thị trường của những tựa game đỉnh cao ngày càng trở nên kịch tính. Tuy nhiên một khi đã có những sản phẩm thắng lớn với lượng người chơi đông đảo, buộc phải có những sản phẩm thất bại đóng cửa, không thể tiếp tục duy trì hoạt động.
Và câu hỏi được đặt ra “Vòng đời của 1 game sẽ là bao lâu và tựa game nào sẽ đóng cửa trước tiên”.
Tháng 8 vừa qua, hơn mười game đã được các nhà phát hành Việt Nam tuyên bố “khai tử” khỏi thị trường Việt Nam vì kinh doanh không hiệu quả. Đóng cửa những game không thu hút được lượng người chơi đủ để có lợi nhuận là việc làm tất yếu trong kinh doanh, tuy nhiên cách mà các nhà phát hành game đối xử với người chơi khi khai tử game vẫn là còn nhiều vấn đề phải bàn luận.
Đương nhiên việc đóng cửa bất kỳ sản phẩm game nào, không ít thì nhiều cũng gây bức xúc cho game thủ. Họ bỏ tiền, thời gian và công sức tham gia cày cuốc mà chỉ sau một thời gian nó đóng cửa thì phải có hình thức đền bù theo cách nào đó cho người chơi.
Phía nhà phát hành khi để tựa game này thất bại, thường nêu lí do không thể tiếp tục ký kết hợp đồng với đơn vị sản xuất tựa game, ít nơi nào dám chịu nhìn nhận phần lỗi của bản thân khi chưa thật sự hòa mình cùng cộng đồng sâu sát với trò chơi, hoặc đổ lỗi cho tư duy game thủ chưa cấp tiến... Cái game thủ họ cần chính là những trải nghiệm công bằng và tính chất khách quan của nội dung gameplay…
Dù bao biện thế nào, khi cả hai không còn tiếng nói thì game buộc phải đóng cửa.
Mà có thể nói những tựa game hiện nay trên thị trường Việt Nam rất ít có sự đột phá, thường chạy theo nội dung mô típ chung, thể loại tương đồng, cách chơi thiếu sáng tạo…
Sự tất yếu của vòng xoay thị trường kẻ thắng người thua, những ai yếu thế sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên tư duy game thủ được hình thành bởi kinh nghiệm lối sống trong tựa game mà họ từng chơi, một khi nhà phát hành không còn “chơi đẹp” thì bản thân game thủ cũng chẳng màng bi lụy chuyện tình cảm.