Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao các trader liên tục gạ gẫm những lời mời mọc kiểu "1 đổi lấy 2" trong DotA 2 hay chưa?
Thị trường trading của DotA 2 là gì?
Đã bao giờ bạn nhận ra một số hero trong game trông hoàn toàn khác với model ban đầu của chúng? Đã bao giờ bạn thèm thuồng những con courier vừa đi vừa để lại con đường lửa, hoặc một con Golden Baby Roshan đẹp lung linh? Những lúc lên bảng đếm số, có bao giờ bạn bấm vào cái kính lúp ở góc dưới bên phải màn hình, để xem những đồ đạc mà kẻ đã giết bạn mặc?
Các món đồ trong
DotA 2 không chỉ là mấy cái mũ. Chúng là một phần của mô hình free-to-play (chơi miễn phí) và sẽ tồn tại lâu dài với trò chơi. Các món đồ này giúp cho người chơi có thể trang trí cho hero yêu thích của mình, bên cạnh việc tô điểm thêm cho sự tích (lore) của chúng và hài hòa với phong cách chung của hero. Phần lớn các đồ này được sáng tạo từ Steam Workshop, được ủng hộ và quản lí bởi Valve và cộng đồng DotA 2.
Cửa hàng của DotA 2 trả 1 phần lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm này cho những người sáng tạo (contributors) ở Workshop, tạo động lực cho họ làm việc, để nhân sự của Valve rảnh tay đầu tư vào các lĩnh vực khác của trò chơi. Workshop cũng là một lượt đánh giá ban đầu cho độ hot của từng item khác nhau, đến từ sự quan tâm và nhận xét của cộng đồng. Các set, item lẻ, courier, wards, và HUDs được Workshop phê chuẩn trước khi nhập vào Store của DotA 2. Các contributors có thể đăng kí cả set lẫn item lẻ. Các set sẽ được nhập vào store sau khi kiểm duyệt, còn các item lẻ sẽ được gộp vào nhau để cho vào các chest (thường tràn ngập inventory của các người chơi), và mỗi chest cần có 1 key riêng biệt để mở. Các key được phát hành liên tục để đảm bảo việc người chơi sẽ phải mua đều nếu mong muốn có được item, giữ vững một nguồn thu nhập ổn định cho Valve
Store của DotA 2 là một mô hình Micro-Transaction (vi giao dịch) quen thuộc của nhiều hãng game, dựa trên tâm lý của con người sẽ dần quen thuộc với việc phải bỏ ra các khoản tiền nhỏ qua từng thời kì (thay vì phải trả một khoản lớn ngay lập tức). Chính điều này giữ cho DotA 2 tiếp tục là 1 trò chơi miễn phí, giống như tiền bối Dota của nó trên hệ thống Garena. Mô hình này cũng được áp dụng bởi League of Legends của Riot cũng như Team Fotress 2 - một trò chơi nổi tiếng khác của Valve. Và nó đã đem lại cho Valve nguồn doanh thu gấp 12 lần so với việc bán trò chơi.
Với hơn 100 hero (và một số hero chưa ra mắt), các item drop miễn phí sau một số lượng match nhất định, một cửa hàng độc đáo với vô số các set, và một lượng vô số các courier, hiệu ứng unusual với đủ mọi loại màu sắc, chuyện gì đang diễn ra?
Thị trường trade hiện tại
Số lượng items và tiền được đầu tư vào hệ thống vi giao dịch của DotA 2 đã dẫn đến sự xuất hiện của các traders. Số lượng người chơi DotA 2 ngày càng gia tăng (nhất là sau giai đoạn Beta) đồng nghĩa với một thị trường lớn hơn rất nhiều, và số người quan tâm đến trade cũng ngày một lớn hơn. Nói một cách đơn giản, traders là những người mua và bán đồ đạc trên DotA 2 với những trader và non-trader (không chuyên về trade) khác, và họ muốn kiếm được lợi nhuận từ việc tạo ra chênh lệch giữa lúc mua và lúc bán - luật mua rẻ/bán đắt cơ bản. Hệ thống này hầu như không liên quan đến hệ thống vi giao dịch của DotA 2, vì traders luôn muốn thực hiện trade các items, set, couriers v.v... một cách độc lập.
Thêm vào đó, trader tạo ra sự chênh lệch về giá này bằng cách chuyển thời gian thành lợi nhuận - họ dựa vào tâm lí sốt sắng của những người mua/non-traders mong muốn kiếm được item của mình một cách nhanh chóng, và không muốn mất thời gian đôi co về giá cả. Đặc biệt với các non-trader, việc này rất tốn công sức và khó chịu, nhất là khi họ chỉ muốn kiếm 1 item lẻ. Traders đứng lên bán các sets của mình với giá cao, và người mua có thể chấp nhận cái giá đó đổi lấy việc tiện lợi trong giao dịch và tiết kiệm được thời gian.
Các items và set này hầu hết được quy đổi về keys - đơn vị giao dịch trung gian giữa tiền mặt và items. Keys có giá là $2.49 (tương đương 52.000 VND) từ cửa hàng của Valve, tầm $2.30 (49.000) từ market của steam, và $1.80 (38.000) từ các traders (thường hay trade với số lượng lớn thông qua Paypal). Vì không có đơn vị nào nhỏ hơn key, các item với giá trị "Rare" thường được công nhận là "tiền lẻ", với giá là 1 key đáng giá tầm 5-6 rare bất kì. Thế nhưng, việc đổi set và các item chất lượng thông thường chỉ là 1 phần nhỏ của trading. Thị trường lớn nhất tập trung ở việc mua bán courier, các items Genuine và Immortal. Nhiều item loại này được coi là hàng khủng, và có thể được bán trực tiếp lấy tiền mặt qua Paypal mà không phải đổi ra thành key.
-
Các item Genuine thường được kèm theo với việc mua các sản phẩm từ Valve. Các item này được giới thiệu kèm theo với giá của các sản phẩm đi cùng với chúng (áo, gấu bống ...)
-
Các item Immortal là những item sẽ không bao giờ được sản xuất hay drop nữa - đồng nghĩa với việc số lượng item đó sẽ không bao giờ tăng thêm nữa.
-
Các item được đặt tên Unusual đều dành cho các Courier, và chúng trang bị cho courier các hiệu ứng đặc biệt mà một con Courier thường không thể có. Các hiệu ứng Unusual rất đa dạng: từ mắt phát sáng cho đến để lại dấu lửa, và giá của các con courier được sắp xếp theo trình tự: Effect, Màu sắc, Courier.
Các thương vụ trade này hầu hết diễn ra ở trên một số trang Web phổ biến. Dota2Lounge luôn có số lượng người tham gia cực đông, kèm theo với hệ thống bet của mình. Joindota và Playdota là 2 trang Web khác có phần Trade riêng biệt, còn Dota2Traders và Reddit (/r/Dota2Trade) sử dụng một hệ thống forum để kết hợp cùng với SteamRep lật mặt những kẻ scammers. TF2Outpost và Dota2Marketplase cũng là 2 trang Trade nổi tiếng khác với giao diện dễ nhìn và thân thiện.
Giao dịch với một Trader là điều khó thể tránh khỏi với một người chơi DotA 2 muốn đổi item để hoàn thành set của mình. Phương án thay thế duy nhất hiện tại là hệ thống Steam Community Market: một nơi để người chơi bán item của mình. Tiền kiếm được từ các giao dịch này đều đi vào Steam Wallet - chỉ có thể sử dụng ở Store của Steam. Valve cũng thu được 15% từ tất cả các vụ buôn bán này, gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Vấn đề lớn nhất về thị trường trade là sự khó chịu mà nhiều non-traders phải đối mặt khi giao dịch. Hầu hết bọn họ đều bị lạc lối trong sự hỗn loạn mà các traders tạo ra trong thị thường này. Việc mua và bán ở đây hoàn toàn phụ thuộc và các cá nhân, bởi không có một giá nhất định nào cho các items. Những danh sách giá trên internet chỉ mang tính tham khảo - bản thân chúng cũng dễ bị chi phối bởi những người update. Các traders rất ít khi thống nhất về mặt giá cả - một điều dường như bất công với những ai không quen thuôc với hệ thống này.
Lời mời mọc quen thuộc nhất mà bạn có thể tìm được trong thị trường Rare là tỉ giá 2:1, với một số trường hợp ngoại lệ. Cùng lúc đó, các traders thường hay chê bai và không chấp nhận các "Trash Rare" - thường là các item của Axe, Witch Doctor, Sven, Morphling, Omniknight. Non-traders coi tất cả các Rare đều có giá trị như nhau, vì họ không biết được độ hiếm và nhu cầu dành cho một số Rare nhất định. Điều này dẫn tới nhiều khó khăn khi non-traders muốn thống nhất trong giao dịch (Noob Offer, Lowball Trash Blocked ...) vì các traders thường từ chối mức giá cả họ, hoặc hơn thế nữa là tự tiện vào thẳng inventory của bạn để chọn lọc và đòi các rare họ muốn.
Lạm phát
Khi các non-traders muốn tìm mua một item nào đó có giá trị lớn, thì họ sẽ gặp 3 rào cản chính: Lạm phát, Hoarders (bọn đầu cơ tích trữ) và tệ nhất là Sharks (lừa đảo). Lạm phát là tình trạng chung của rất nhiều item Immortal, bởi vì chúng sẽ không bao giờ gia tăng về số lượng nữa. Khi mà số lượng người chơi DotA 2 ngày càng gia tăng, thì giá của các Immortal cũng sẽ đi lên.
Có lẽ món đồ Immortal nổi tiếng nhất chính là Golden Baby Roshan (GBR). Con courier này bắt nguồn từ event Diretire 2012, và trên cả thị trường chỉ có 70 con tồn tại - mỗi tuần của event có 10 con được dành tặng cho 10 người chơi giết Roshan nhanh nhất. Khi mới ra mắt, GBR có thể mua với giá $1000. 1 năm sau, bạn sẽ rất khó tìm được con nào có giá thấp hơn $5000. 1 con GBR tuần đầu tiên có thể có giá $20000.
Những con courier khác có thể đốt ví bạn nhanh chóng là Legacy Courier. Đây là những courrier với hiệu ứng chuẩn, nhưng có những màu sắc đặc biệt. Chúng chỉ mua được trong 1 khoảng thời gian ngắn trong tháng 6 năm 2012, khi mà Valve quyết định cho người chơi được chỉnh màu sắc của những con courier Unusual của mình. Những món tiền khổng lồ được dành cho những con courier khủng này, đặc biệt nếu chúng có effect đẹp (như là Ethereal Flame), và giá trị sẽ còn đi lên nếu chúng có những sắc hồng, trắng hay xám.
Thế nhưng, không phải immortal nào cũng tăng giá. Golden Greevil, một phần thưởng đặc biệt khi người chơi gặp được một NPC trong sự kiện Greeviling 2012, chỉ đáng giá tầm 2 key ngày hôm nay. Điều này nhắc lại bài học cơ bản cho những ai học ngành kinh tế: Tất cả đều phụ thuộc vào sự tương tác giữa Cung và Cầu. Giá của các item này được quyết định bằng giao điểm giữa Cung và Cầu, và giá cân bằng đó chính là giá của trị trường.
Hoarders (Đầu cơ tích trữ)
Sự tương tác giữa Cung và Cầu này có thể bị dễ dàng lạm dụng bởi bọn Hoarders, đặc biệt đối với những item Genuine. Các Item Genuine được tặng kèm với các sản phẩm của Valve - áo phông, headset chơi game v.v... Vấn đề ở đây là các item Genuine chỉ có thể mua được cùng với đồ đến từ Store của Valve, và khi Valve hết hàng thì các item này cũng hết (Cho đến khi Valve cung cấp thêm). Vì lượng Cung bị hạn chế, nên rất khó để các item này có thể đi vào trong thị trường một cách dễ dàng.
Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mà Valve không hạn chế số lượng hàng mà một người có thể mua trong Store của mình. Điều này cho phép những người mua các món hàng đặc biệt với số lượng lớn được điều tiết lượng Cung và giá bán theo ý của mình. Nan giải nhất là những món đồ điện tử đi kèm này thường được bán với giá gấp 2-3 lần so với giá trị của chúng từ Shop của Valve. Trong khi đó, chỉ cần lướt qua eBay cũng có thể thấy giá trị của những chiếc áo phông (đặc biệt áo phông Primal Split của Brewmaster) thấp hơn nhiều.
Ở đây chúng ta có thể thấy sự thay đổi về giá một cách chóng mặt với item Flowering Treant, được đi kèm với thú nhồi bông Nature's Prophet ở Valve Store. Sự thay đổi về giá trên là kết quả của việc Valve đưa Nature's Prophet vào Valve Store, dẫn đến bán vội và sự đi lên ở đầu Cung. Thế nhưng giá thấp nhất của item này vẫn là $87, hơn 2 lần so với giá $40 khởi điểm của con thú nhồi bông này.
Lý do chính của những giá cả trên trời này là giá shipping đắt đỏ của Valve Store khi họ chuyển hàng đến các nước ở ngoài khu vực Bắc Mỹ, hoặc đơn giản là Valve không muốn ship hàng ra nước ngoài. Lượng cầu của các item này vì thế gia tăng bởi những người chỉ muốn mua các item điện tử.
Lượng cung bị hạn chế là một vấn đề khó giải quyết, bởi tất cả dựa vào việc Valve sản xuất thêm nhiều mặt hàng ở Store để đi kèm với các item điện tử Genuine này. Cho đến khi đó, giá sẽ vẫn tiếp tục ở mức cao và các Hoarders sẽ tiếp tục thu được lợi nhuận.
Sharks
Sharks (hay như VN mình hay gọi vui là Cá Mập) là các traders không ngần ngại tìm cách lợi dụng hoặc lừa đảo những người khác. Sharks là một hiện tượng rất phổ biến ở thị trường trade Dota2, và chúng sẽ làm tất cả những gì có thể để kiếm lợi nhuận. Các thủ đoạn thường thấy là trade scam, hét giá lên trời, hoặc đơn giản là gạ gẫm những mức giá không tưởng đến cả người mua và bán.
Trade scam là một vấn đề nhức nhối dành cho cả Traders lẫn Non-trader. Những vụ scam này bao gồm send link giả mạo, đổi tên item, viết description tag vào items, rút item khi bên kia không để ý, hoặc trắng trợn đòi lại tiền qua Paypal. Những thủ đoạn khác bao gồm sử dụng phông chữ màu để giả mạo làm người giao dịch trung gian của steam Wallet, hoặc offer đi kèm theo hứa hẹn sử dụng tiền của Steam Wallet.
Chụp hình screen của một thủ đoạn scam thường thấy, lợi dụng hệ thống Trade Offers của Steam. Scammer hứa hẹn sẽ sử dụng tiền của Steam Wallet để trả bạn tiền, nhưng lại để trống hoàn toàn khu vực offer của mình. Một số từ ngữ sai chính tả được cố tình sử dụng (not thay vì note), và tính toán sai cho những ai không để ý (5% của $32.04 là $1.60). Valve sẽ khó có thể xử lí nếu bạn không may gặp phải tình huống này.
Những kiểu scam khác bao gồm việc tự xưng mình là "Steam Admin" hoặc thậm chí là giả bộ làm một người khác trong friendlist của bạn, và hỏi xin mượn đồ. Còn một kiểu scam khác là high-low: tạo 2 tài khoản và dùng 1 tài khoản để offer trả một khoản không tương xứng với một item giá thấp, và dùng tài khoản còn lại để bán chính item giá thấp đó. Những thủ đoạn này nhìn chung dựa vào sự tham lam của các traders, và chỉ các traders mới bị "dính chưởng" của nhau.
Sharks, vì thế, dựa vào sự cả tin và thiếu hiểu biết về giá cả của người khác. Khi lướt qua các trang Web này, rất dễ thấy những dòng chữ kiểu "Add me for fast trade" dùng bởi nhiều traders. Những dòng chữ này thường đi kèm với các offer "lowball" - những offer gây thiệt cho người đồng ý. Bằng việc đòi 'fast trade' (đổi nhanh), shark sẽ không cho nạn nhân của mình được bình tĩnh để tìm hiểu giá, hoặc các offer tốt hơn. Nạn nhân sẽ tin rằng mình nhận được một món hời, cho đến khi anh ta kiểm tra lại và nhận ra mình đã bị "cắn", trong khi tên "Cá mập" đã cao chạy xa bay.
Chuyên mục "Kiện lên huyện" của DotA 2 VN thường xuyên được update với các phi vụ lừa đảo cùng nhiều mánh khóe hết sức đa dạng, quy mô thiệt hại dao động từ mấy uncommon đến Legendary Battlefury.
Vậy nguồn gốc của các vấn đề này là gì?
Một số lời khuyên dành cho các bạn muốn tham gia trade:
- Đọc kỹ Offer trước khi trade. Nếu tiếng Anh không tốt, hãy hỏi bạn bè của mình.
- Nếu như cảm giác Offer mập mờ không đáng tin, hãy hỏi thẳng trader bên kia trước khi trade để được một Offer rõ ràng. Nếu như bên kia vẫn mập mờ, tốt nhất không nên trade.
- Hãy hoàn thành việc mặc cả qua chat trước khi trade. Mặc cả khi đang Trade dẫn tới việc rút item ra vào, gây khó chịu và không đảm bảo an toàn.
- Đặc biệt quan trọng: như Steam đã nhắc nhở bạn, một khi bạn đã bấm nút xanh Trade, thì không còn cách nào thay đổi lại Offer của mình nữa. Hãy để ý thật kĩ sắp xếp cuối cùng trước khi thực hiện giao dịch để tránh tình trạng bị rút item, hoặc bị tráo đồ giả.
- Hạn chế cho mượn item, trừ khi đó là bạn bè mình quen biết. Tuy chỉ mang tính tham khảo, nhưng nhìn qua danh sách các giá trị chung của item cũng không phải ý tệ. Dota2prices là một nguồn như vậy.
- Hãy để ý đến các thủ đoạn của Scammers và Report chúng cho cộng đồng nếu như mình đã bị scam. Bạn có thể làm vậy ở chuyên mục "Kiện lên huyện" trên forum dota2-vn. Các thành viên của forum có thể cố vấn cho bạn - và bạn cũng thông báo cho mọi người cảnh giác với scammer đó.
|
Xét cho cùng, đây là một thị trường phát triển mạnh mẽ thông qua Internet. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là việc thật sự không có đủ nguồn cung cấp để bán với số lượng lớn (ví dụ như GBR). Còn lại thì việc điều khiển thị trường này hầu như là không thể. Những danh sách giá, như đã nói ở trên, chỉ mang tính tham khảo. Không thể nào thống nhất giá một cách chính xác vì không có công ti lớn nào điều tiết thị trường này. Sự công bằng đã, đang và sẽ không tồn tại khi mà cá nhân nào cũng muốn tận dụng tối ưu lợi nhuận của mình. Không có một ai có thể điều khiển hoặc ra luật lệ cho nó, trừ Valve.
Thế nhưng Valve không hề có ý định làm như vậy. Valve là một công ty tư bản, và họ chỉ quan tâm đến việc kiếm thêm lợi nhuận từ sản phẩm của mình. Chuyên môn của họ là trò chơi, và người tiêu dùng như chúng ta đầu tư cho họ. Valve đã chỉnh sửa luật lệ, tung ra các item mới và hệ thống Steam Community Market, cho thấy việc họ chỉ cần làm ra càng nhiều tiền càng tốt, còn thị trường có thể làm thế nào tùy thích.
Valve gần đây đã ra tay trong việc bảo vệ người chơi khỏi scammer và cho phép được report những scammer nghi vấn, nhưng liệu như vậy có đủ? Khi không có Valve, rất nhiều luật lệ do cộng động trader đặt ra để họ tiếp tục phát triển. Các luật lệ tồn tại qua SteamRep, một trang Web mà các người chơi có thể thông báo scammer, cũng như ở trên Dota2Traders.
Thế nhưng, những kiểu cộng đồng này là không đủ. Vì thiếu sót trong sự trừng phạt rõ ràng, nên không có cách nào để bắt từng cá nhân phải theo các luật lệ kể trên. Quan trọng hơn nữa, rất nhiều trang Web kiểu này chỉ tập trung vào các Trade có liên quan đến tiền thật - các hệ thống chỉ dành cho đến Paypal/Western Union/Bitcoin. Bên cạnh đó, chúng cũng không thật sự phổ biến - ít ai có thời gian lên SteamRep kiểm tra trước khi trade với 1 người khác.
Thậm chí cả Steam Community Market cũng rất hạn chế trong việc đảm bảo an toàn. Giới hạn trần của Steam Wallet khiên cho việc mua các món đồ có giá cao trở nên bất khả thi. Việc không thể nào chuyển quỹ thành tiền mặt nếu không mua các món đồ điện tử khác để bán khiến cho nó kém tối ưu so với chuyển khoản trực tiếp trên PayPal hoặc Bitcoins.
Điều này càng trở nên khó khăn hơn bởi bản chất nặc danh của Internet và sự dễ dàng trong việc tạo tài khoản và profile mới. Điều này càng cho phép Scamming và Sharking thuận lợi hơn vì không có cách nào chỉ mặt đặt tên kẻ sai luật. Một tên Scammer có thể dễ dàng tạo một tài khoản mới để lừa nạn nhân của mình - tất cả những gì ngăn chặn hắn là giới hạn cấm trade 15 ngày của các account mới.
Hệ thống friendlist cũng khiến gây khó khăn cho việc thi hành luật lệ bởi vì hầu hết các traders sẽ unfriend bạn sau khi giao dịch đã thành công. Không như thế giới thật khi mà bạn có thể cầm đồ đem trả lại cửa hàng nếu phát hiện hỏng hóc, trên Internet điều đó là không thể. Sẽ cực kì khó khăn để tìm ra trader/scammer đó, và kể cả khi tìm được thì chúng chỉ cần đơn giản block và ignore friend request của bạn, và bạn sẽ không bao giờ gặp lại chúng (và item của bạn) một lần nữa.
Tương tự như vậy, Valve không việc gì phải xử lí bọn Hoarders các Genuine items. Giới hạn số lượng áo phông dành cho từng người sẽ đi ngược lại với tiêu chí tối ưu lợi nhuận của họ. Nâng giá cho các item này cũng không phải giải pháp hay, vì phần lới lợi nhuận của Valve đến từ Valve Store và bán key ở DotA 2 Store, nâng giá sẽ chỉ dẫn tới việc tăng thêm lượng cầu.
Vấn đề lớn nhất vẫn là sự điều khiển giá ở thị trường này. Traders kết hợp với nhau để nâng giá của các item có giá trị (như các item Immortal) bằng việc Hoarding và hạn chế lượng cung, hoặc tung tin đồn để nâng lượng cầu. Cách thứ 2 thường được thực hiện bằng việc offer giá cao với một số item trên thị trường, và không hề có ý hoàn thành offer đó.
Lượng cung ảo này sẽ dẫn tới một thị trường bong bóng khi mà giá của item quá cao so với giá trị chuẩn của nó. Traders rơi vào trạng thái khủng hoảng và muốn ra tay, khiến cho giá lên cao chóng mặt. Khi bong bóng này vỡ, và các traders sẽ nhận ra mình bị hớ, họ sẽ kéo nhau đi bán hàng loạt. Kết cục: những người bắt đầu nâng giá sẽ được lợi, và những ai chạy theo sẽ chịu thiệt. Giá của các items trở nên cao hơn, gây khó khăn cho những người vào sau trong thị trường.
Kết luận
Nếu như ai đã từng biết đến tác phẩm The Wealth of Nations của Adam Smith, thì thị trường trade của DotA 2 chính là một hình ảnh sát thực nhất về một nền kinh tế tự do hoàn toàn. Tất cả việc mua bán được điều khiển bởi các cá nhân liên quan, và giá thị trường được đặt ra dựa theo Cung và Cầu. Việc mặc cả trở nên rất quan trọng vì không có đơn vị chuẩn nào có thê ra giá cho từng item. Việc thiếu tương tác giữa người với người khiến cho các trader cảm thấy ít tội lỗi hoặc dằn vặt lương tâm hơn khi họ tiến hành lừa đảo kiếm lợi nhuận từ một người lạ mặt bất kì. Điều này biến DotA 2 Trade thành 1 thị trường khốc liệt, khi mà ai cũng muốn tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Trong một thị trường mà giá của các item chỉ có thể được ước chừng, rất khó để tất cả mọi người được hưởng lợi trong mỗi thương vụ, nhất là khi phần lợi thiên về người biết cách tăng giá trị món đồ của mình. Liệu mọi thứ có thay đổi trong tương lai gần? Rất khó, khi mà Valve hoàn toàn không có ý định làm như vậy. Liệu việc Valve tập trung vào việc giới thiệu item và hưởng lợi từ thị trường này có làm chậm các bản update và hero mới? Chỉ Valve mới biết.