PC
Hoảng hốt cảnh trẻ em “đấu khẩu” tại tiệm net

Buông lời khiêu khích đối phương xưa nay chẳng phải là chuyện hiếm gặp khi giao đấu game, tuy nhiên để những lời thiếu văn hóa tuôn ra từ một đứa trẻ thì lại rất không nên.

Khi đặt chân đến một tiệm net nào đó và vô tình bắt gặp 2 đấu thủ, hoặc 2 “phe phái” đang chuẩn bị bước vào cuộc chiến sinh tử trong thế giới ảo thì ắt hẳn bạn sẽ được nghe nhiều lời khiêu khích trước, giữa hoặc sau khi trận đấu kết thúc. Đây chính là trash-talk, một thuật ngữ để chỉ hành động nói khích, chê bai đối phương và tự đề cao bản thân hoặc đội của mình lên. Trash-talk phổ biến hơn trong một số môn thể thao và cả game nữa. Tuy nhiên, trash-talk hiện tại đã phát triển theo đường lối tiêu cực, đó là chửi rủa hay dùng từ ngữ tục tĩu, mang tính miệt thị người khác.

Trong đoạn videoclip trên, ắt hẳn bạn sẽ nhận ra rằng đây không phải là Việt Nam, nhưng những gì xuất hiện trong đó đều có thể dễ dàng tìm thấy tại đất nước chúng ta. Đáng lo ngại hơn, các “nhân vật chính” vẫn còn đang trong độ tuổi cắp sách tới trường và từ đó, làm dấy lên câu hỏi về vấn đề đạo đức cũng như cách thức quản lý của tiệm net. Tại Philippines, học sinh không được phép la cà quán net trong thời gian đến trường chứ đừng nói là ngồi chơi với bộ đồng phục trên người. Dù vậy điều mà chúng ta thấy ở đoạn videoclip đều ngược lại, khi mà anh chàng này đứng cả lên bàn để trêu chọc đối phương sau pha giao tranh thắng lợi.

Cùng với đó, cả đám đông xung quanh cũng cổ vũ nhiệt tình cho hành động trên, như thể đó là điều rất đỗi bình thường, luôn diễn ra mỗi ngày bất kể là ở độ tuổi nào đi nữa. Đồng ý rằng trash-talk là điều có thể chấp nhận được, nhưng nó cũng phải phụ thuộc vào tuổi tác, cũng như cách mà người ta sử dụng. Ví đối thủ như động vật cùng vô số câu chửi thề, đó chính là khi chúng ta đang đi quá giới hạn. Đáng buồn thay, điều đó gần như hiện diện mỗi lúc có kèo đấu game.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao phải làm như vậy? Lý do cũng tương đối đơn giản, do một lượng lớn người chơi còn nhỏ tuổi, chưa nhận thức được hành động và cái gọi là fair-play, có thể gọi đơn giản hơn là còn “trẻ trâu”. Đối với thành phần này, mặc dù kèo đấu nhiều lúc chỉ là chầu nước, dĩa mì nhưng tính chất hiếu thắng thì không hề thay đổi. Điều mà họ quan tâm là chút danh tiếng ảo của mình, muốn được người khác nể vì, muốn trở thành siêu sao “cấp làng xã” trong mắt ai đó nên không tiếc lời miệt thị đối phương.

Chửi bới trong game đã là một vấn đề, trash-talk tiêu cực ngoài đời thực thì lại càng nguy hiểm hơn. Nó có thể trở thành nguyên nhân kích động cho cãi vãi, hay thậm chí là ẩu đả giữa hai bên. Vì thế cũng dễ hiểu vì sao tiệm net chưa bao giờ là một địa điểm phù hợp với những người chơi nhỏ tuổi và luôn bị xem là nơi vô cùng đáng sợ trong mắt các bậc phụ huynh.

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 29/09/2020
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"