Có rất nhiều người vẫn nghe thấy âm thanh trong game vang vọng bên tai dù rằng họ đã đi nghỉ. Liệu bạn có nằm trong số những người này? Nếu bạn bị như vậy thì đừng quá lo lắng bởi lẽ nó vô hại.
Khi bạn đã dừng chơi 1 game, thứ mà bạn đã chơi trong nhiều giờ liền thì dù có tắt máy đi, thỉnh thoảng nó vẫn còn quanh quẩn cạnh bạn, chưa biến mất ngay lập tức. Nó sẽ kéo dài trong tâm trí, ảnh hưởng tới thế giới thực.
Theo báo cáo mới nhất từ bộ phận nghiên cứu game quốc tế trực thuộc đại học Nottingham Trent xuất bản gần đây trong tạp chí khoa học Journal of Cyber Behaviour, Psychology and Learning, các game thủ thường nghe thấy những âm thanh như tiếng nổ, la hét và tiếng súng sau một thời gian dài chơi game.
Đây là nghiên cứu mới nhất về hiện tượng mà các trường đại học gọi là “Game Transfer Phenomena (GTP)” (hội chứng chuyển trò chơi), một loại tật về sự nhận thức tư duy sau một thời gian dài chơi game. Các nghiên cứu trước đây tập trung vào các biến đổi về hình ảnh và hiệu ứng của game, ví dụ như người chơi game Tetris– Xếp hình nhìn thấy hình dáng các miếng xếp hình rơi xuống dù họ đã nhắm mắt. Nghiên cứu lần này của đội ngũ đại học Nottingham Trent mới là lần đâu tiên phân tích về những gì game ảnh hưởng tới thính giác của con người.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhân viên vào các diễn đàn game và thu thập các ý kiến thông tin từ 1244 game thủ về các kinh nghiệm trước đây. 12% những người được hỏi nói rằng họ nghe được những âm thanh của game dù rằng không chơi nữa – âm thanh vũ khí chạm vào nhau, tiếng bíp điện tử và cả những âm thanh khi ăn các đồng xu trong Super Mario đều xuất hiện trong các câu trả lời.
“Có rất nhiều ví dụ về các game thủ nghe các bản nhạc của game rồi vẫn tiếp tục nghe thấy nó dù rằng đã tắt game đi”. Nhà nghiên cứu tâm lý học Angelica Ortiz De Gortari người đi đầu trong việc nghiên cứu cho biết: “Một số game thủ nghe được những tiếng nói, số khác thì nghe thấy âm thanh. Thường thì nó sẽ xảy ra khi bạn đang cố gắng khi đi vào giấc ngủ - Game thủ lúc đó sẽ đi lại phải đi xem qua về máy tính hoặc console của mình vì họ nghĩ họ quên tắt máy.”
Ví dụ thú vị nhất là những người bị ảnh hưởng tới thế giới thực bởi những tình huống trong game. Một game thủ báo cáo rằng anh ta nghe thấy những âm thanh trong game Portal khi đi ngang qua một tòa nhà, thứ đã khiến anh ta nhớ tới thế giới trong game. De Gortari cũng phát hiện ra những ví dụ đang lo ngại hơn: “Có một game thủ, bất cứ khi nào trời nào tối cũng nghe thấy âm thanh từ thiết bị cảnh báo trong game Silent Hill, cảnh báo anh ta quái vật tới.”
Có rất nhiều hoài nghi xung quanh GPT. Nghiên cứu này hiện nay mới được thành lập trên một cơ sở dữ liệu rất nhỏ dựa vào việc các game thủ nói chuyện với nhau trên các diễn đàn, nơi phần lớn là “chém gió”. Sẽ rất khó khăn để tái tạo các hiện tượng này trong một thí nghiệm hoàn chỉnh và chính thức. Tuy nhiên những thí nghiệm tương tự như GTP được nghiên cứu từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước. Năm 1994, có một loạt bài viết với tựa đề "This is your brain on Tetris" do đại học California nghiên cứu về những hiệu ứng mà trò chơi Xếp hình ảnh hưởng tới não của người chơi.
Nhóm nhiên cứu của đại học Nottingham Trent đang cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra. De Gortari đưa ra giả thuyết rằng GTP là cách mà bộ não tiếp nhận các ý nghĩa. “Những âm thanh này có một ý nghĩa, một mục đích trong các video game – và chúng ảnh hưởng thế nào đến người chơi sẽ được trả lời trong cuộc sống thực.”
Ngoài ra cô còn nói thêm: “Người chơi nghe thấy âm thanh trong đầu hoặc tai của họ. Nghiên cứu này cho chúng ta biết về cách thức bộ não hình thành các tín hiệu và làm thế nào nó có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Nó cho thấy sự thiếu kiểm soát trong việc nghe các âm thanh có thể khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối phiền nhiễu, thậm chí gây ra những tình huống dở khóc dở cười.”
Một trong những mục tiêu của dự án là làm sáng tỏ GTP giúp cho người mắc phải không bị sợ hãi. Những hiện tượng có xu hướng kéo dài một vài giờ hoặc vài ngày và thường xuyên xuất hiện sau khi tập trung chơi game với cường độ cao hoặc thời gian dài. “Chúng tôi muốn xác định, phân loại và giải thích những vấn đề này.”
De Gortari nói: "Nghiên cứu này cho chúng ta biết về cách thức vận hành của bộ não và việc làm thế nào nó tạo ra tín hiệu rồi tiếp thu các tín hiệu đó – điều này rất hữu ích trong việc giúp con người học các môn ngoại ngữ mới. Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc tới con người nhưng lại không có nhiều các nghiên cứu về âm thanh cùng các thứ liên quan, có rất nhiều điều chúng ta còn cần khám phá về nó.”