MOBI
Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow - Kỷ nguyên mới của Razer
19/05/2016 15:00:00

2 năm sau khi từ bỏ switch Cherry MX, Razer đã tiến những bước dài trên con đường chinh phục phím cơ. BlackWidow X Chroma là minh chứng rõ rệt nhất cho sự tiến bộ đó.

Có thể nói những chiếc bàn phím BlackWidow có một vị trí khá đặc biệt trong danh mục sản phẩm Razer, bởi trong khi chuột, tai nghe hay laptop Blade luôn nhận được sự tán thưởng đồng loạt từ các game thủ thì BlackWidow lại đã có thời gian nhận ấn tượng rất xấu do chất lượng chế tác không tốt.

Chính người viết cũng đã từng có kỷ niệm buồn với chiếc BlackWidow Expert (2013) có phần ọp ẹp và xấu xí khi so với các đối thủ Filco Majestouch. Do đó, khi nhận được chiếc BlackWidow X Chroma, chúng tôi cũng có phần nghi ngại rằng nỗi thất vọng của 3 năm trước sẽ quay trở lại.

Đánh giá Razer BlackWidow X Chroma
Bàn phím BlackWidow X Chroma là một bước tiến về chất lượng của Razer

Nhưng thật đáng bất ngờ, bàn phím BlackWidow giờ đã thực sự sang trang mới, rực rỡ hơn cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Thiết kế

Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow: Kỷ nguyên mới của Razer
Cách đóng hộp quen thuộc, để lộ ra 4 phím điều hướng cho người dùng bấm thử

Ở mức giá 3,9 triệu đồng (giá từ nhà phân phối Mai Hoàng - maihoang.com.vn), BlackWidow X Chroma được trang bị lớp vỏ "kim loại quân đội" theo lời quảng cáo của Razer. Thực tế, khi sử dụng chiếc bàn phím này lần đầu tiên thì chúng tôi cũng không nhận ra chất liệu vỏ là kim loại, bởi bề mặt lớp vỏ này rất mịn và mượt. Trong quá trình sử dụng, lợi thế của chất liệu kim loại được bộc lộ rõ khi BlackWidow X Chroma không hề bám vân tay như các mẫu bàn phím sử dụng chất liệu nhựa.

Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow: Kỷ nguyên mới của Razer

Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow: Kỷ nguyên mới của Razer
Thiết kế của chiếc BlackWidow này hơi "hiền" so với các bàn phím game thông thường, nhưng cũng có những điểm nhấn về chất liệu và sự chắc chắn chứ không ọp ẹp như các thế hệ trước

Do là bàn phím cơ nên BlackWidow X Chroma khá nặng. Ngôn ngữ thiết kế trên chiếc BlackWidow đắt tiền này có thể coi là bước trung gian giữa các loại bàn phím truyền thống tối giản như Filco với bàn phím game thủ có kích cỡ "bành trướng" như Ryos MK FX. Tổng thể, BlackWidow X Chroma tạo ấn tượng mạnh bằng ngôn ngữ thiết kế đơn giản và chắc chắn. Thiết kế phím lồi hẳn lên khỏi vỏ thân càng làm cho ấn tượng đó trở nên rõ nét.

Đánh giá Razer BlackWidow X Chroma
Thiết kế phím lồi hẳn lên làm nổi bật lớp vỏ kim loại

Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow: Kỷ nguyên mới của Razer
Đáng tiếc keycap của phím vẫn là loại chất lượng không cao

Nhưng đáng tiếc rằng BlackWidow X Chroma cũng không thể vượt qua điểm yếu cố hữu của các loại phím cơ thông thường là keycap (nút phím). Đây vẫn là loại keycap nhựa mỏng và bám vân tay có mặt trên gần như toàn bộ các mẫu phím cơ bán ra thị trường.

Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow: Kỷ nguyên mới của Razer
Phông chữ trên keycap tạo cảm giác dễ chịu khi dùng đêm

Điểm cộng nho nhỏ của keycap gốc trên BlackWidow X Chroma là chất lượng in khá đẹp được thể hiện rõ mỗi lúc lên đèn. Khác với cách khắc chữ thông thường, nét chữ trên BlackWidow X Chroma thanh mảnh và do đó tạo cảm giác dễ chịu khi dùng vào đêm tối.

Lên đèn cùng Razer Synapse

Bạn có thể tạo ra nhiều lớp hiệu ứng cho các phím trên BlackWidow X Chroma.
Phần mềm Razer Synapse có rất nhiều lựa chọn để điều khiển cách hiển thị đèn bàn phím

Những chiếc bàn phím game thủ thường được đầu tư nhiều hiệu ứng đèn và BlackWidow X Chroma cũng không phải là ngoại lệ. Qua phần mềm điều khiển Razer Synapse, bạn có thể dễ dàng lựa chọn các hiệu ứng đã có sẵn như Starlight (bật đèn trên phím ngẫu nhiên), Breathing (bật/tắt đèn theo nhịp thở) hoặc Wave (bật những cơn sóng màu). Bạn cũng có thể tự tạo ra chế độ đèn cho riêng mình. Trên khía cạnh này, Razer đã làm rất tốt khi cung cấp khả năng tùy biến không giới hạn qua Chroma Configurator. Trong tính năng này, Razer đã cung cấp sẵn những hàng phím thường được chú ý nhiều hơn (ví dụ như WASD, hàng phím F), cho phép người dùng tạo nhiều tầng hiệu ứng trên nhiều phím khác nhau.

Tuy vậy, trong trải nghiệm thực tế có lẽ các hiệu ứng đèn phím sẽ không giúp mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Bạn có thể bật đèn ở mức sáng thấp để làm việc trong đêm tối hoặc bật đèn trên các phím thường dùng khi chơi game, nhưng phần lớn các hiệu ứng đèn như Breathing hay Wave sẽ chỉ gây rối mắt và mất tập trung. Dù sao thì công dụng thực tế của đèn phím sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người, và trên khía cạnh đó thì Razer vẫn nhận được điểm cộng nhờ khả năng tùy biến tốt qua Synapse.

Lướt web và làm việc cùng BlackWidow X Chroma

Nhờ sử dụng switch Green do Razer tự thiết kế, BlackWidow X Chroma phục vụ rất tốt cho trải nghiệm hàng ngày.

Đánh giá Razer BlackWidow X Chroma

Nếu bạn là một fan của Cherry MX, tôi tin rằng bạn sẽ nhăn mặt khi đọc dòng trên, nhưng quả thật trải nghiệm BlackWidow X Chroma cũng đã khiến tôi hoàn toàn bất ngờ, nhất là khi đã từng trải nghiệm và thất vọng với những chiếc BlackWidow cũ sử dụng Cherry Blue. Lực nhận phím (nhấn cho có tiếng click) vẫn là 50 gram, nhưng lực nhấn phím qua khấc chỉ còn 55gram so với mức chuẩn của Cherry là 60 gram. Điểm nhận phím cũng giảm xuống còn 1,9mm so với mức 2,2mm của Cherry, do đó khoảng cách từ điểm nhận phím đến điểm nhả phím (để nhận tín hiệu thêm một lần nữa) cũng được giảm đi đáng kể.

Dĩ nhiên, đây đều là những mức khác biệt rất nhỏ, do đó chắc chắn nhiều người sẽ không cảm nhận được sự khác biệt rõ nét. Song, trong trải nghiệm thực tế hàng ngày với công việc viết lách đòi hỏi gõ phím liên tục, chúng tôi cảm thấy gõ BlackWidow X Chroma đỡ mỏi tay hơn gõ phím Cherry Blue thông thường, đặc biệt là với những người chưa "làm chủ" switch Blue khi vẫn liên tục bottom out (gõ nhấn hẳn xuống đáy) thay vì luyện cho tay có thể nhả phím khi vừa có tiếng click để tiết kiệm lực nhấn và thời gian.

Nhắc tới bottom out, switch Razer Green trên BlackWidow X Chroma không gây nhiều tiếng ồn và cũng không tạo ra lực phản hồi khá nặng như Cherry Blue. Thực tế là sau khi chạm tay qua tiếng click thì phần chuyển động còn lại của Cherry Green rất êm ái và mượt mà. Chính điều này giúp cho BlackWidow X Chroma tạo ra một trải nghiệm gõ phím đã tay nhưng không mệt mỏi. Cảm giác phím nhấn cũng chắc chắn hơn hẳn Cherry Blue.

Trải nghiệm chơi game cùng BlackWidow X Chroma

Trải nghiệm gõ phím dễ chịu là vậy, nhưng game thì sao?

Đầu tiên, BlackWidow X Chroma không hề có hàng phím Macro (M1 đến M5) như Chroma bản thường. Thực tế thì nhiều game thủ không thích hàng phím Macro ở phía bên trái, bởi nó khiến họ phải di chuyển tay khá nhiều, chưa kể khả năng bấm nhầm cũng có thể xảy ra. Nhưng rõ ràng điều đó tùy thuộc vào thể loại game và thói quen của mỗi người. Trong các trò chơi FPS hay MOBA, tôi thường tận dụng các phím căn bản thay vì tìm cách với tay ra hàng phím M, do đó BlackWidow X Chroma không hề kém bất tiện hơn BlackWidow Chroma một chút nào cả.

Do đó, với các thể loại đòi hỏi tốc độ cao, hiệu năng của BlackWidow X Chroma phụ thuộc vào thói quen sử dụng của bạn. Tôi thường thích dùng switch Blue cho DOTA2 bởi tiếng click vui tai sẽ báo hiệu thời điểm nhận phím một cách hết sức rõ ràng và nhanh chóng. Thế mạnh này được duy trì lên switch Green của Razer khi tôi luôn nhận biết thời điểm gõ skill của mình qua tiếng click. Đây là lợi thế đặc biệt quan trọng với các thời điểm mang tính cấp bách như khi bị stun hoặc chuẩn bị dùng rune. Trong những tình huống như thế này, khả năng gán macro vào phím của BlackWidow X Chroma cũng có thể giúp ích, ví dụ như khi thay vì spam phím để chạy khi hết stun thì tôi có thể gán macro nhiều phím liên tục vào 1 nút. Độ chính xác nhờ đó sẽ được cải thiện đáng kể.

Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow: Kỷ nguyên mới của Razer

Lợi thế về tốc độ phản hồi, cảm giác nhấn phím hay macro tiếp tục được thể hiện trên CS:GO. Các tay súng kỳ cựu hiểu rõ rằng combo "nhảy + lựu" sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng căn thời gian, do đó với game này tôi đặc biệt ưu tiên Razer Green so với Razer Orange hay Cherry Red.

Nhưng chuyển sang các tựa game "chậm" hơn như Star Wars: The Old Republic thì sự thiếu hụt của hàng phím M bên trái lại trở nên khá khó chịu. Lý do là bởi số lượng skill trong game rất nhiều, buộc tôi map cả lên hàng phím F và lên toàn bộ các nút bấm của chuột Naga Hex sử dụng kèm. Trò chơi này thực chất là đánh theo lượt và do đó không đặc biệt đòi hỏi tốc độ như MOBA, do đó tôi hoàn toàn có thể dành 0,5 giây nhìn xuống dưới phím để nhận biết mình đang gõ vào phím macro thay vì Ctrl hay ~. Thiếu hàng phím M trong trường hợp này khiến tôi mất đi một kênh sử dụng skill và do đó là kém hơn hẳn BlackWidow Chroma thường.

Nhưng thể loại game nhập vai phương Tây đánh theo lượt cũng là điểm yếu duy nhất của BlackWidow X Chroma. Bên cạnh DOTA2 và CS:GO, bàn phím của Razer cũng rất phù hợp với các tựa game chiến thuật như Starcraft 2 hay các game ARPG có thời gian timeout skill lâu như Diablo 3. Tôi ít khi spam phím (thay vào đó chỉ spam chuột) khi chơi SC, do đó điểm yếu của switch Razer Green (và Cherry Blue) về khoản này không mấy ý nghĩa. Thực tế, như đã chỉ ra ở trên, khoảng cách từ điểm nhận phím đến điểm nhả phím của BlackWidow X Chroma không quá nhiều, do đó kể cả nếu bạn có cần B+B siêu nhanh để xây nhà lính thì BlackWidow X Chroma cũng không gây thất vọng.

Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow: Kỷ nguyên mới của Razer


Các tựa game huyền thoại của Blizzard kết hợp rất tốt với BlackWidow X Chroma.

Với các thể loại khác như game hành động, game đi màn thì quyết định lựa chọn BlackWidow X Chroma hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của bạn. Xung quanh tôi có những người không thích tiếng click phát ra làm mất không khí của các tựa game off đỉnh cao như Watch Dogs hay Shadows of Mordors, nhưng ngược lại nhiều người vẫn thích loại phím clicky như BlackWidow X Chroma vì cảm giác nhấn "tách tách" quá tuyệt vời. Dù sao thì các tựa game này cũng vẫn phù hợp với gamepad hơn, do đó có lẽ nhiều người sẽ lựa chọn gamepad Onza thay vì BlackWidow X Chroma nếu muốn tập trung vào game off trên PC. Với một số ngoại lệ đặc biệt của làng action adventure như GTA IV (vốn có thể coi là một tựa game bắn súng góc nhìn thứ ba), BlackWidow X Chroma sẽ phục vụ tốt không kém gì khi chơi FPS.

Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow: Kỷ nguyên mới của Razer

Một số tính năng phụ trợ cũng sẽ giúp ích nhiều cho quá trình chơi game. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, bạn có thể tạo một số profile tùy chọn đèn, ví dụ như chỉ bật cụm phím phía bên trái cho FPS hoặc bật các phím thường dùng trong Starcraft. Chế độ tắt phím Windows khi chơi game sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro, đặc biệt tính năng RzStats cung cấp qua Synapse sẽ giúp bạn theo dõi được chuyển động của mình trong các tựa game thường thưởng thức. Nhìn chung, Razer đang trang bị cho game thủ "đến tận răng" để họ có thể chiến thắng các tựa game một cách hoàn hảo nhất có thể.

Trải nghiệm bàn phím kim loại BlackWidow: Kỷ nguyên mới của Razer

Một tính năng đặc biệt có thể giúp ích cho các game thủ khi dùng BlackWidow X Chroma là khả năng tạo Macro gán lên phím ngay trong quá trình chơi khi nhấn Fn+F9. Tuy vậy, tính năng này hiển nhiên đòi hỏi bạn phải thao tác rất nhanh và chính xác. Do giới hạn về... trình độ game, chúng tôi không sử dụng tới tính năng này khi thử nghiệm BlackWidow X Chroma, song chắc chắn đây sẽ là một tính năng hữu ích cho các ván game đỉnh cao.

Kết luận

Quá trình đánh giá chiếc BlackWidow X Chroma là một trải nghiệm vô cùng thú vị, bởi thật khó để có thể tin rằng một hãng sản xuất bàn phím có thể đạt được những bước tiến vượt bậc đến vậy trong vòng 3 năm. Nếu bạn muốn lựa chọn một chiếc bàn phím cơ có ngoại hình đẹp, chất lượng gia công chắc chắn, cảm giác nhấn Blue được tối ưu và nhiều tính năng phần mềm bao gồm cả khả năng tùy biến cao, BlackWidow X Chroma sẽ là một trong những lựa chọn tốt nhất của bạn - bất kể là cho công việc hay cho game.

Điểm mạnh:

- Thiết kế đẹp.

- Phần mềm đa dạng tính năng.

- Cảm giác nhấn clicky được tối ưu cho game, phục vụ tốt cho MOBA và FPS.

- Chất lượng gia công tuyệt vời.

Điểm yếu:

- Không có hàng phím M.

- Keycap mỏng, bám vân tay.

Thể loại: Nhập vai
NPH: Dzogame
Hệ máy: MOBI
Ngày phát hành: 26/09/2019
Hot news
+
Siêu phẩm The Elder Scrolls: Castles đã ra mắt toàn cầu
Quản lý, xây dựng, phát triển lâu đài và vương quốc của mình lên đến đỉnh cao của sự thịnh vượng.
Honor of Kings: World sẽ ra mắt năm 2025, iPhone 16 được tối ưu hóa đồ họa cực đẹp
Bom tấn nhập vai thế giới Honor of Kings: World của Tencent vừa mới công bố thời điểm ra mắt tại sự kiện Apple 2024.
Black Myth: Wukong có phiên bản hoạt hình chuẩn bị phát sóng ngay ngày mai
Bộ phim sẽ có tổng cộng 6 tập phim ứng với 6 chương của tựa game gốc Black Myth: Wukong.
Flappy Bird trở lại: Huyền thoại game di động hồi sinh sau một thập kỷ
Flappy Bird, tựa game arcade nổi tiếng từ DotGEARS, chính thức trở lại sau gần một thập kỷ vắng bóng.
Đột Kích đón Big Update tháng 9 với CF Pass Mùa 2 và chuỗi sự kiện săn báu vật hấp dẫn
CF Pass Mùa 2 Ancient Dragon, Kho báu Hoàng Gia Ruby APAC Fall, QCMM GP Army Fall A & B và các thay đổi khác sẽ đến tay game thủ đầu tháng 9 này.
CFS APAC Series 2024 Mùa Thu khởi tranh – cơ hội lớn cho Đột Kích Việt
Sau chức vô địch CFS Summer Championship 2024, hai đại diện Việt Nam tiếp tục tham gia giải đấu quốc tế CFS APAC Series 2024 Mùa Thu khởi tranh ngày 11/9.
Siêu phẩm The Elder Scrolls: Castles đã ra mắt toàn cầu
Quản lý, xây dựng, phát triển lâu đài và vương quốc của mình lên đến đỉnh cao của sự thịnh vượng.
Honor of Kings: World sẽ ra mắt năm 2025, iPhone 16 được tối ưu hóa đồ họa cực đẹp
Bom tấn nhập vai thế giới Honor of Kings: World của Tencent vừa mới công bố thời điểm ra mắt tại sự kiện Apple 2024.
Black Myth: Wukong có phiên bản hoạt hình chuẩn bị phát sóng ngay ngày mai
Bộ phim sẽ có tổng cộng 6 tập phim ứng với 6 chương của tựa game gốc Black Myth: Wukong.
Flappy Bird trở lại: Huyền thoại game di động hồi sinh sau một thập kỷ
Flappy Bird, tựa game arcade nổi tiếng từ DotGEARS, chính thức trở lại sau gần một thập kỷ vắng bóng.
Đột Kích đón Big Update tháng 9 với CF Pass Mùa 2 và chuỗi sự kiện săn báu vật hấp dẫn
CF Pass Mùa 2 Ancient Dragon, Kho báu Hoàng Gia Ruby APAC Fall, QCMM GP Army Fall A & B và các thay đổi khác sẽ đến tay game thủ đầu tháng 9 này.
CFS APAC Series 2024 Mùa Thu khởi tranh – cơ hội lớn cho Đột Kích Việt
Sau chức vô địch CFS Summer Championship 2024, hai đại diện Việt Nam tiếp tục tham gia giải đấu quốc tế CFS APAC Series 2024 Mùa Thu khởi tranh ngày 11/9.

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"