PC
5 việc cần làm của làng game Việt trong năm Giáp Ngọ

Năm con Rắn đang qua đi, làng game Việt lại háo hức chờ đón thời khắc “Mã đáo thành công”. Nhưng để thật sự có những thành công như ý, cả làng game vẫn còn rất nhiều điều phải đầu tư và hành động. Tựu trung qua quan sát, có thể thấy 5 việc cần làm của làng game Việt vào những tháng ngày tới.

Tất nhiên trong góc cạnh trao đổi, những việc phải làm thì vẫn còn rất nhiều. Việc điểm qua 5 việc cần làm này, gần như chỉ gợi mở là chính. Đó là:

Chấn chỉnh nhiễu loạn game

Đòi hỏi này được đưa ra từ lâu, song có thể nói, trở nên cấp thiết hơn kể từ 5 tháng gần đây.

Số lượng đầu game các dạng bỗng nhiên gia tăng đột biến, đã đẩy làng game Việt vào 1 thế “trượt dốc” thảm hại, khi lần lượt các game đua nhau mở ra rồi đóng lại không hề có sự tính toán trước.

Thậm chí có game chỉ tồn tại máy chủ vỏn vẹn có 7 ngày, chưa kịp để người chơi nhận diện cả cái tên.

Nhiều người nhận định lý do nhiễu loạn này, là do thị trường game “rác” cuối năm được xả cửa, các đơn vị phát hành tự ý lấy về để thăm dò cơ hội cho mình. “Giống như hàng quần áo bành vậy đó, họ lấy về, xổ đống ra, ai biết được thì chơi, không ai  chơi thì dẹp lại”. Một nhà phát hành game nhìn nhận như vậy.

Hãy tự giới hạn lại việc làm tự tung tự tác của mình, để đừng biến môi trường game Việt trở thành 1 bãi game rác của các nước, là thông điệp đáng quan tâm hiện nay.

Tăng cường sự quản lý

Tất nhiên đi cùng với sự nhận thức lại để thay đổi trong việc đầu tiên, các nhà phát hành game cũng mong mỏi nhận được sự quan tâm, giám sát để quản lý tốt hơn từ các cơ quan chức năng.

Đại diện 1 nhà phát hành game lớn ở phía bắc tâm sự, câu chuyện quản lý game nói mãi không hết, đơn giản vì chưa thấy động thái mạnh mẽ nào từ các nhà quản lý cả.

Bộ Truyền thông và Thông tin, sau khi ra Nghị định 72, cũng chưa xúc tiến nhanh thêm các thông tư hướng dẫn, đã khiến làng game tiếp tục rơi vào tình trạng chờ đợi mệt mỏi, là điều cần được nêu rõ và xử lý trong năm 2014 này.

http://picture.dzogame.vn/Img/abbaa_pp_427.jpg

Hạn chế ảnh hưởng “Tàu”

Đây là điều khiến nhiều người “khoái” và trên các diễn đàn game, cộng đồng đều rất ủng hộ. Ai cũng nhận thấy sự tràn lan các loại game có nguồn gốc China đang thực sự biến tướng và góp phần “phế thải hóa” nhiều sản phẩm game phát hành tại thị trường Việt Nam.

Kể cả 1 số doanh nghiệp đầu đàn ngành công nghiệp game Việt Nam cũng đang tỏ ra “thân cận” với kiểu “lắp ghép xác Tàu vào hồn Việt”, tạo nên những sản phẩm kỳ quặc khiến nhiều người phản ứng. Tất nhiên người ta có quyền bào chữa từ góc độ công nghệ chuyên môn hóa làm game của người Trung Quốc rất cao cường, nhưng điều đó không đồng nghĩa mọi sản phẩm game China đều có quyền xâm nhập vào làng game Việt.

Một số nhà phát hành game Việt, và các studio làm game Việt đều đang quan tâm vấn đề này, để kỳ vọng nỗ lực giới hạn lại hình ảnh Trung Quốc với làng game.

Chú ý sáng tạo “Việt”

Vấn đề này mới được xới lên gần đây, sau khi studio Emobi Games tuyên bố dừng dự án làm game nội dung Việt chủ đề Sát Thát Truyền Kỳ.

Đây quả là 1 sự thất bại của không chỉ nhóm làm game này, mà cả làng game Việt. Bởi ai cũng thừa nhận, lâu nay dường như những sản phẩm nào có hơi hướng “gốc Việt” 1 chút đều bế tắc và bị triệt tiêu chỉ sau 1 thời gian triển khai.

“Phải chăng vì chúng ta không biết cách sáng tạo ? Phải chăng vì chúng ta chỉ giỏi chép lại và tự gắn cho mình nhãn mác tiên phong ? Để rồi tự chúng ta gói tư duy về làm game vào những cốt truyện cứng nhắc, hình ảnh nhan nhản ?”. Câu hỏi này đã được 1 giám đốc studio games miền Nam phát biểu, và sau đó cũng tự thừa nhận là “nói vậy chứ làm khó quá”.

Liệu năm 2014 này, làng game Việt sẽ có thêm những dự án sáng tạo mới ?

Tái cấu trúc cộng đồng

Mấu chốt cuối cùng của mọi nhà phát hành, là phải có được 1 cộng đồng game hâm mộ và gắn kết. Nhưng thực tế vừa qua đã cho thấy điều ngược lại.

Bên cạnh các nhà phát hành, người ta chỉ thấy 1 đám đông người chơi game thiếu định hướng, thiếu chọn lọc sản phẩm, không kiên định với những giá trị bền vững mà sản phẩm game và thế giới ảo mang lại cho họ.

Theo 1 đại diện nhà phát hành FPT Online, thực tiễn ấy đặt ra câu hỏi, có lẽ hướng xây dựng cộng đồng, phát triển tinh thần gắn kết người chơi của các nhà phát hành không chuẩn xác ? Người ta đã tạo nên 1 thái độ nối kết vì quyền lợi cụ thể, vì vật chất cụ thể, chứ không có 1 khí thế hào hùng như quá khứ từng có ở làng game Việt nữa. Nghĩa là người ta càng đi càng sai, càng sai càng đi xa.

Đã đến lúc phải quay lại, tái cấu trúc nên 1 cộng đồng game thủ đúng nghĩa hơn, đó là vấn đề các nhà phát hành phải xác định làm ngay từ năm Giáp Ngọ này.

Nhưng liệu làng game Việt có làm được cả 5 việc cần kíp ấy chăng?

 

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 23/10/2006
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"