PC
MOBA có thật là tên gọi chính xác?
Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, cộng đồng game thủ cũng có nhiều cuộc tranh cãi xung quanh chuyện xác định tên gọi chính xác nhất cho các trò chơi có diễn biến giống như DotA.

MOBA là thể loại game khó giải thích nhất

Hiện nay khi nhắc đến những game có cấu trúc bản đồ phân chia thành 3 cửa với tối đa 10 người chơi, chọn tướng, lên đồ, farm quái, giết tướng đối phương và mục tiêu sau cùng là đập vỡ nhà chính phe địch thì phần lớn đều liên tưởng đến khái niệm MOBA. Đây là từ viết tắt của Multiplayer Online Battle Arena, tạm hiểu là đấu trường trực tuyến nhiều người chơi và bắt đầu rộ lên từ khi Riot Games công bố League of Legends (tức Liên Minh Huyền Thoại) vào năm 2009. Cho đến nay, cùng với sự bùng nổ của LoL trên toàn thế giới thì mặc nhiên, MOBA cũng trở thành từ đầu tiên được nhắc đến mỗi khi đề cập tới một game có lối chơi tương tự như vậy.

MOBA là đúng, bởi nó phản ánh được tần suất giao tranh liên tục giữa thành viên của hai đội. Bản đồ game là một đấu trường lớn, nơi mà bạn có thể giao tranh ở bất kỳ nơi đâu (có lẽ chỉ trừ khu vực hồi sinh). Càng về sau, khi tướng đã bắt đầu lên đồ tương đối đầy đủ thì các cuộc đụng độ lại càng gay cấn hơn, khốc liệt hơn. Có thể thấy, mặc dù mục tiêu chính là phá hủy nhà chính của địch nhưng ở các game dạng này, việc hạ gục tướng địch lại được chú trọng hơn. Vì nếu không chiến đấu, không giao tranh, không giết được đối phương (hoặc giết quái) thì không có tiền lên đồ, không có kinh nghiệm lên cấp nên xem như đã chịu thua tới 70%.

Tuy nhiên bên cạnh sự đồng tình thì cũng có rất nhiều ý kiến phản đối việc gán ghép MOBA cho game dạng này. Bởi vì theo họ, cụm từ MOBA không diễn tả hết được ý nghĩa, không cho thấy yếu tố chiến thuật và chỉ đơn thuần là một kiểu “tự sướng” do Riot Games nghĩa ra mà thôi. Vì trước khi có LoL hay Heroes of Newerth (HoN), chúng ta thường quen gọi là game giống kiểu DotA, hay game mang phong cách DotA. Thế nhưng do cách diễn tả này quá dài và mang tính “dựa hơi” khá nhiều nên cần đến một cách nói khác ngắn gọn hơn, đây chính là cơ hội để cụm từ MOBA ngày càng lấn sâu hơn trong cộng đồng.

Và đối thủ cạnh tranh trực tiếp với MOBA là A-RTS, viết tắt của Action Real-Time Strategy (hành động chiến thuật thời gian thực). Cách diễn tả này cũng được nhiều người ưa dùng và ở một góc độ nào đó, nó đã phản ánh rõ ràng bản chất của trò chơi: điều khiển nhân vật di chuyển, đánh lính, dùng kỹ năng giống game hành động nhưng đồng thời, vẫn đòi hỏi phải có chiến thuật, biết phối hợp đồng đội để gank đối phương, cướp rừng, cắm mắt, đẩy lén,...

Dùng MOBA hay A-RTS đều đúng

Trên trang web bách khoa toàn thư mở Wikipedia, MOBA lẫn A-RTS đều được xếp ngang hàng với nhau và là một thể loại con (sub-genre) của chiến thuật thời gian thực truyền thống. Điều đó có nghĩa là ở khía cạnh cá nhân hay trên một phạm vi nào đó, sử dụng MOBA hoặc A-RTS để miêu tả cũng đều chính xác cả, tùy theo cách mà bạn cảm thấy thuận tiện và dễ được người khác ghi nhớ nhất. Ở khía cạnh động đồng, điều này giống như cách mà chúng ta hay dùng để gọi máy SNES là "điện tử bốn nút", dù rằng hình thái phổ biến nhất của hệ máy trên có đến 10 nút (4 nút mũi tên, 4 nút thao tác, 1 nút Start và 1 nút Select).

Đối với các sản phẩm ra mắt gần đây, mà tiêu biểu nhất là DotA 2 của Valve thì việc bám vào thể loại được công bố bởi đối thủ cạnh tranh chẳng phải hay ho gì. Chính vì thế thể loại của DotA 2 được ghi nhận là Chiến thuật (Strategy). Mặc dù đây là cách nhìn nhận chung chung, thiếu chi tiết nhưng bản thân chữ DotA cũng đã đủ để khiến game thủ hình dung về lối chơi của sản phẩm này. Trong khi đó các trang tin game lại có cách dùng riêng khi đề cập đến DotA 2, ví dụ như trang Gamespot vẫn giữ là Strategy thì trang IGN lại xếp DotA 2 vào nhóm RPG (Role-playing Game) – nhập vai hay như nhiều trang tin/cổng game khác đó là MOBA.


Trên thực tế việc xác định chính xác 100% thể loại của một trò chơi không phải chuyện đơn giản, nhất là khi nó có sự tổng hợp từ nhiều kiểu chơi nhỏ khác để làm nên sản phẩm hoàn chỉnh. Điều quan trọng là làm sao đặt ra đường một khái niệm đủ phổ biến để giúp bản thân người chơi xác định được mình sẽ làm những gì khi tham gia vào game đó. Đây mới là mục tiêu cần hướng đến chứ không phải tranh cãi để loại trù lẫn nhau, vì bản thân từng khái niệm cũng có cái đúng và cái sai của nó.

Nên dùng từ phổ biến để lột tả lối chơi của game

Cách đây ít lâu, Gabe Newell - Người sáng lập nên Valve đã chia sẻ rằng ông muốn gọi DotA 2 là một game A-RTS chứ không phải MOBA. Vì theo nhận định của Gabe thì từ MOBA chẳng nói lên được điều gì cả, bởi có trò chơi nào mà không tồn tại đấu trường, tồn tại một nơi để chiến đấu dù là theo cách này hay cách khác, còn A-RTS mới mang lại cảm giác rõ ràng hơn cho game thủ. Gabe có lý của mình, và bạn hoàn toàn có thể dùng khái niệm này nếu thấy nó phù hợp. Tất nhiên ông không thể nói rằng DotA 2 là game MOBA vì như thế chả khác nào tự nhận sản phẩm của mình phải chịu sự lệ thuộc vào cách định danh đến từ đối thủ cạnh tranh Riot Games.

Chín người mười ý, chuyện tìm ra cách gọi hợp lý nhất do DotA hay các trò chơi tương tự nó đến nay vẫn còn đang tiếp diễn và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Chủ yếu là những cuộc bình chọn trên diễn đàn hay fanpage để lấy ý kiến từ cộng đồng. Đơn cử như trên diễn đàn của Team Liquid, việc dùng DotA như một thể loại đã nhận được nhiều phiếu thuận nhất, sau đó đến MOBA và A-RTS xếp thứ ba. Song nếu gọi LoL hay HoN là game thuộc thể loại DotA hay mang phong cách DotA cũng là không chính xác. Bởi bản thân DotA cũng được phát triển dựa theo nền tảng từ Aeon of Strife (AoS), một custom map đã có từ thời StarCraft.

Trái táo không phải là trái táo, đó chỉ là cách người ta gọi tên nó như thế và tùy theo từng quốc gia thì sẽ có một từ khác nhau dù cùng chỉ về một vật. Đối với LoL, HoN, DotA 2 hay các sản phẩm cùng chí hướng cũng như vậy. Do chúng không xuất phát từ một nguồn cố định mà có sự biến đổi, học hỏi hay vay mượn lẫn nhau, thêm thắt vào nhiều chi tiết mới nên tất nhiên sẽ không tránh khỏi sai sót nếu cố gắng xác định bằng một khái niệm độc nhất nào đó.

Bạn thấy dùng A-RTS hợp lý, nhưng không có nghĩa là bạn được quyền phủ nhận hết tất cả các khái niệm còn lại vì mỗi người sẽ nhận định vấn đề dưới một góc độ khác. Luôn cho rằng mình đúng mà gạt bỏ đi cảm nhận của người khác khi nói về thể loại game cũng giống như tự vả vào mặt mình, vì hiện tại chưa có một cơ quan hay bộ phận nào đủ mạnh để chốt hạ định nghĩa cuối cùng cho thể loại này. Thế nên hãy chọn cho mình một khái niệm phù hợp, cảm thấy nó dễ được số đông liên tưởng đến nhất và đừng cố áp đặt vì biết đâu sau vài năm nữa, cả MOBA lẫn A-RTS đều không còn được ngó ngàng đến bởi đã có một cách gọi khác hay hơn và thích hợp hơn ra đời.


Siêu Quậy Cầu Trường ấn định ngày ra mắt


MeCorp công bố game mới Tây Du Ký Mobile

TIN ĐÁNG CHÚ Ý


Game thủ trụ siêu dễ thương đã về Việt Nam
Anh Hùng Xạ Điêu cập bến thị trường gMO Việt
Tinh Binh ra mắt phiên bản Closed Beta
Tìm hiểu sự khác biệt giữa DotA và Dota 2
Nhiều game online hay liên tục đổ về Indonesia
Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 23/10/2006
Hot news
+
Dream League Soccer 2025 ra mắt trên di động với hàng loạt cải tiến và tính năng mới
Các ngôi sao yêu thích của bạn đã trở lại trong một mùa giải hoàn toàn mới!
Hơn 5.000 game thủ đồng hành cùng VNGGames tại sự kiện Zalopay Year End Fest 2024
Cùng đồng hành tại Zalopay Year End Fest 2024 ((Zalopay YEF24), hơn 17 gian hàng của VNGGames tại chương trình đã thu hút hơn 5.000 game thủ đến tham gia và nhận những phần quà độc quyền từ Nhà phát hành.
Where Winds Meet là một tựa game nhập vai võ thuật thế giới mở đa nền tảng
Phiên bản trên PC sẽ được phát hành vào cuối tháng này, người chơi di động sẽ chờ cho đến năm 2025. Ngoài ra còn cả trên PS5.
“Mùa đông không lạnh” khi Đột Kích giới thiệu CF Pass Mùa 3 chủ đề Tropical Ocean
Fan Đột Kích sẽ có một chuyến du hành đến biển nhiệt đới cuối năm nay với CF Pass Mùa 3 Tropical Ocean cùng nhiều quà tặng độc đáo.
Black Myth: Wukong trượt Game of the Year nhưng vẫn ẳm 2 giải an ủi
Dưới đây là tất cả các đề cử và danh sách cập nhật những game chiến thắng từ một trong những sự kiện lớn nhất của làng game.
Dream League Soccer 2025 ra mắt trên di động với hàng loạt cải tiến và tính năng mới
Các ngôi sao yêu thích của bạn đã trở lại trong một mùa giải hoàn toàn mới!
Hơn 5.000 game thủ đồng hành cùng VNGGames tại sự kiện Zalopay Year End Fest 2024
Cùng đồng hành tại Zalopay Year End Fest 2024 ((Zalopay YEF24), hơn 17 gian hàng của VNGGames tại chương trình đã thu hút hơn 5.000 game thủ đến tham gia và nhận những phần quà độc quyền từ Nhà phát hành.
Where Winds Meet là một tựa game nhập vai võ thuật thế giới mở đa nền tảng
Phiên bản trên PC sẽ được phát hành vào cuối tháng này, người chơi di động sẽ chờ cho đến năm 2025. Ngoài ra còn cả trên PS5.
“Mùa đông không lạnh” khi Đột Kích giới thiệu CF Pass Mùa 3 chủ đề Tropical Ocean
Fan Đột Kích sẽ có một chuyến du hành đến biển nhiệt đới cuối năm nay với CF Pass Mùa 3 Tropical Ocean cùng nhiều quà tặng độc đáo.
Black Myth: Wukong trượt Game of the Year nhưng vẫn ẳm 2 giải an ủi
Dưới đây là tất cả các đề cử và danh sách cập nhật những game chiến thắng từ một trong những sự kiện lớn nhất của làng game.

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"