Các trang tin về game, công nghệ mới đây đã nhận được một thư mời họp sự kiện vào ngày 12/8/2015 với nội dung là “Họp báo giới thiệu chủ sở hữu phần mềm GCafe”.
Các trang tin về game, công nghệ mới đây đã nhận được một thư mời họp sự kiện vào ngày 12/8/2015 với nội dung là “Họp báo giới thiệu chủ sở hữu phần mềm GCafe”. Trong đó có nói rõ sự kiện sẽ nhằm giới thiệu chủ sỡ hữu thực sự của Gcafe và tuyên bố sẽ khởi kiện Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình, doanh nghiệp đang khai thác phần mềm này.
Nói về nguồn gốc phần mềm quản lý cửa hàng net Gcafe, đầu tiên Công ty cổ phần Tin học Hòa Bình (tiền thân VED) đã mua bản quyền iCafe8 để phát hành tại thị trường Việt. Nhưng sau một thời gian, đội ngũ kỹ thuật của đơn vị này đã tự độc lập soạn phần mềm GCafe và đăng ký các bản quyền sở hữu chính thức tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Dù đại diện VED khẳng định phần mềm GCafe do đơn vị phát hành là hoàn toàn được doanh nghiệp đầu tư, mà thực chất đứng sau lưng chính là nhà đầu tư Garena. Cũng qua hệ thống Garena, phần mềm quản lý phòng máy này đã được nhân rộng mô hình ra khắp khu vực.
Khó đếm được số lợi nhuận mà phần mềm Gcafe mang lại, chưa kể khả năng tương tác trực tiếp với game thủ (trong cộng đồng liên minh Huyền Thoại – Fifa)
Hiện nay, đơn vị đang sở hữu phần mềm iCafe8 là Thanh Diệp Network, một đơn vị thông báo đã thành lập từ năm 2009 tại TP.HCM, phía sau công ty này là một nhà phát hành game (ẩn danh tính). Về pháp nhân, đây sẽ là một đơn vị phát hành phần mềm quản lý phòng máy hoạt động hoàn toàn độc lập riêng lẻ. Sự việc “mời gặp chủ sở hữu GCafe” đang diễn ra tại TP.HCM, thực chất chính là sự ra mắt công bố iCafe8 như để khẳng định giá trị chủ sỡ hữu phần mền quản lý Net hiện tại ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong sự “đối đầu” phần mềm tương quan, giữa iCafe8 và Gcafe giữa các chứng từ đăng ký bản quyển thương mại và công nghiệp thì, chúng ta có thể thấy Gcafe thuộc VED hoàn toàn có bản quyền phát hành độc lập tại Việt Nam.
Thêm vào đó chưa hề có một kết luận chính thức nào thông báo vi phạm luật thương mại của Gcafe trong suốt thời gian vừa qua. Sự kiện tụng này có thể xem là vụ luật bản quyền vô cùng lớn, khi chủ sỡ hữu đòi tác quyền cả tên thương hiệu Gcafe.
Vào chiều ngày 11.8, bức màn cũng đã dần hé lộ khi trên mạng xã hội, không biết bằng một cách nào đó, mà Facebook đã lưu được cache của địa chỉ http://gcafe.zing.vn.
Vào thời điểm viết bài, địa chỉ này không hoạt động, tuy nhiên, nếu gõ đầy đủ dòng địa chỉ này vào khung status của Facebook và nhấn Enter, khung Preview sẽ hiện ra các thông tin như hình bên dưới.
Đúng như nhiều lời đồn đoán đang có hiện nay. Nếu thực sự là vậy, thì thị trường game Việt sắp tới sẽ được chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt, và chắc chắn là không khoan nhượng của 2 đối thủ lớn đang tranh giành thị trường phòng máy này.
Toàn cảnh họp báo ngày 12/8/2015 (nguồn phóng viên Thanh Niên Game)