Nếu như bạn là một người chân ướt chân ráo muốn đầu tư một dàn thực tế ảo VR cho riêng mình, có khá nhiều thứ để cân nhắc, được chia sẻ ngay sau đây.
Sau smartphone, thực tế ảo (VR) hứa hẹn là một cuộc cách mạnh tiếp theo trong thế giới số bởi số lượng nhà sản xuất phần cứng từ nhiều lĩnh vực khác nhau như màn hình, di động, máy chơi game, camera... đều đổ dồn vào thị trường mới nổi này.
1.Hiện chỉ có 3 công ty sản xuất VR headset (Kính thực tế ảo) cao cấp
Từ trái sang phải: Kính thực tế ảo HTC Vive, Oculus Rift và PlayStation VR
Đó là Sony (với PlayStation VR), Facebook (với Oculus Rift) và HTC/Valve (với HTC Vive). Đi cùng với chất lượng là mức giá khá cao. Hiện tại, kính PlayStation VR chỉ hỗ trợ PlayStation 4, trong khi HTC Vive và Oculus Rift chỉ hỗ trợ PC cấu hình cực cao (không hỗ trợ MacBook). Giá cả cũng chênh lệch nhất định:
- Kính thực tế ảo Oculus Rift trị giá 600 USD, đi kèm một tay cầm Xbox One
- Kính thực tế ảo PlayStation VR trị giá 400 USD, yêu cầu thêm PlayStation Camera (bán riêng, giá 60 USD) trong khi giá cho một máy PlayStation 4 là 350 USD.
- Kính thực tế ảo HTC Vive trị giá 800 USD, gồm 1 headset, 2 cần điều khiển chuyển động và 2 hộp (camera) theo dõi chuyển động. Gói sản phẩm này mắc nhất, nhưng nó cung cấp đầy đủ đồ chơi cho một phòng VR tiêu chuẩn.
Chúng tôi xin nhắc lại điều này để giúp bạn dễ hình dung về một phần thế giới kính thực tế ảo hiện nay đang bán trên thị trường (300-900.000VND) chỉ là một sản phẩm hỗ trợ cho chức năng giả lập môi trường thực tế ảo trên thiết bị điện thoại mà thôi.
Tuy nhiên với giá thành rẻ cùng hiệu năng mới lạ, kính thực tế ảo vẫn đáp ứng được nhu cầu giải trí khám phá thế giới ảo theo xu hướng chung trong cộng đồng game thủ hiện nay.
2. Cảm giác khó chịu khi sử dụng
Sau những phút làm quen lạ lẫm trong thế giới thực tế ảo, thì cảm giác đa phần người sử dụng gặp phải chính là cảm giác bức bối khó chịu khi đầu phải chịu một phần trọng tải phía trước. Sự mất cân bằng trọng lượng ở phần đầu khiến người dùng dễ mỏi cổ, và thường phải chọn cách nằm nghiêng để tránh bị mệt sóng lưng.
Và để tránh những chuyển động lung lay, hoặc lệch tâm khỏi mắt người dùng thì chiếc kính phải gắn chặt trên đầu người sử dụng, cảm giác nóng bức khó chịu sau một thời gian ngắn sử dụng là điều dễ nhận ra.
Theo thống kê của những kiểm chứng sức khỏe người dùng tại Mỹ, thì số người bị chóng mặt, buồn nôn sau một thời gian sử dụng kính lên tới 60%, nên việc có mang lại tác hại về sức khỏe về lâu dài hay không thì khó mà dự đoán trước được. Vì vậy, thời gian khuyến cáo cho mỗi lần trải nghiệm không gian đa chiều này là không quá 30 phút.
3. Ma trận trong thị trường hàng trôi nổi
Hàng loạt những trang web bán hàng kính thực tế ảo với giá biến đổi khôn lường, như một ma trận sẽ khiến nhiều bạn đọc hoang mang. Chỉ cần gõ kiếm từ khóa kính thực tế ảo trên google bạn sẽ tìm ra hàng trăm cửa hàng bán thiết bị giải trí này trên khắp Việt Nam.
Lý giải trường hợp này do bởi hiện tại chưa có tiêu chuẩn hóa chung nào để đánh giá chất lượng một sản phẩm kính thực tế ảo trên thị trường. Hơn nữa các thấu kính trong suốt có thể bị hao mòn theo thời gian sử dụng (quyết định chính lên chất lượng của sản phẩm) Ngay cả người bán hàng khi nhận sản phẩm từ các nguồn cung cấp tại Trung Quốc cũng khó kiểm chứng hết chất lượng của từng thấu kính. Vẫn có trường hợp người mua kính tại cùng cửa hàng lại có sản phẩm tốt, khi lại nhận hàng kém chất lượng dù cùng một giá tiền như nhau.
4. Cả thèm chóng chán
Số lượng game VR hiện nay cũng không nhiều, và không đạt được chất lượng xứng tầm để so sánh với sản phẩm bom tấn trên thiết bị mobile hiện nay. Tất cả các game chỉ dừng lại mở mức trung bình khá, hơn nữa nội dung cũng xa rời với lối chơi game truyền thống, bạn có thể hứng thú ở thời gian đầu nhưng dễ chán ngay sau một thời gian ngắn sử dụng.
Cũng vì vậy mà nhiều người chọn cách thanh lý bán rẻ kính ngay sau một vài lần sử dụng đầu tiên.