Dù là một tay kỳ cựu của DotA, nhiều khả năng bạn vẫn sẽ lúng túng khi đặt chân vào thế giới DotA 2.
Kết nối
Với máy chủ Valve đặt ở Singapore, khá nhiều game thủ Việt dù sở hữu cáp quang vẫn gặp tình trạng lag nghiêm trọng khi trải nghiệm DotA 2. Để kết nối đến Steam, người chơi phải phụ thuộc khá nhiều vào đường dây mạng quốc tế AAG, vốn nổi tiếng với khả năng gây ức chế vì bảo trì, nâng cấp, sửa chữa diễn ra khá thường xuyên và thời gian thi công cũng không ít. Trong khi đó, người chơi DotA vẫn vi vu combat (do kết nối qua Garena) mà chẳng cần lo có đang đứt cáp hay không.
Hình ảnh
Sử dụng engine Source, đồ họa trong DotA 2 có thể gọi là bước nhảy hoàn hảo so với DotA. Chính vì thế, tựa game này cũng kén người chơi hơn vì yêu cầu phần cứng khá cao so với một sản phẩm game online. Trên thực tế, hình ảnh trong DotA 2 có phần khá tối đối với cái nhìn chung của người chơi. Không ít người chơi chia sẻ rằng, khi họ điều khiển hero Timbersaw, họ liên tục kéo trượt do toàn hook vào cây cờ.
Chưa kể, bạn cần phải cập nhật lại hình ảnh của từng vật phẩm và làm quen với các thao tác, chức năng mới trong game và cả hệ thống Steam. Thật may mắn khi Valve hỗ trợ hết mình cho người chơi khi không thay đổi nhiều về tên vật phẩm, cũng như hero hay kỹ năng. Thêm vào đó, hệ thống tìm kiếm vật phẩm trong cửa hàng dễ dàng giúp người chơi tìm được món đồ ưa thích của mình.
Tính năng
Bên cạnh những trận đấu thông thường, Valve còn cung cấp thêm cho DotA 2 hệ thống cửa hàng đồ sộ. Từ vũ khí, trang phục cho hero cho đến những chú courier, ward đầy lạ mắt. Không những thế, Valve cho phép người chơi tự do thể hiện sự sáng tạo trong thiết kế của mình thông qua hệ thống Workshop. Từ đây, bạn có thể kiếm thêm chút lợi nhuận nếu như sản phẩm của mình đạt được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng.
Ngoài ra, Valve còn “bán vé” cho những giải đấu kinh điển có quy mô khổng lồ, những “lò bet”, sàn giao dịch ảo cũng từ đó mà mọc lên. Mặc dù thế, để quán triệt được hết tất cả những thứ trên quả là một bài toán khá khó khăn đối với game thủ mới “chân ướt chân ráo” từ DotA sang.
Metagame
DotA thực sự không mang nặng tính ăn thua. Trong một trận đấu, bạn có thể chọn all carry, hoặc all support nếu thích. Ngay cả việc cắm ward cũng không được chú trọng nhiều ở các room cao, bạn vẫn sẽ thắng nếu có chút trình độ và teamwork tốt. Nhưng mọi thứ lại khác hẳn hoàn toàn khi bạn đến với DotA 2, dù room cao hay thấp, việc “ngậm hành” vẫn xảy ra như cơm bữa.
Ngay tại những level đầu tiên, vị trí trong team đã được phân bố rõ ràng: 2 support, 1 carry, 1 mid/ganker và 1 hardlane. Dù vai trò thực sự của từng vị trí chưa được thể hiện rõ rệt nhưng nhìn chung, tính “try hard” của DotA 2 đã vượt hẳn so với DotA: support phải cắm mắt, “bảo kê” cho carry farm, mid sau khi đạt level 6 phải hỗ trợ đồng đội gank tại các lane, những hardlane kiêm nhiều nhiệm vụ như push, def, tank cho team, kỹ thuật lure, stack quái rừng được áp dụng triệt để,…
Hiển nhiên đôi khi vẫn lọt một vài trường hợp “dị” như DotA nhưng tóm lại, tất cả đều cho thấy DotA 2 thực sự là một game dành cho những người chơi muốn thể hiện bản lĩnh thực sự của mình.
Fansite: http://facebook.com/yeudota