PC
Tham vọng nào khi game Việt tấn công thị trường quốc tế

Công nghệ làm game của người Việt đang ngày càng phát triển, chính vì vậy, không có gì lạ khi nhiều studio game ấp ủ tham vọng tiến xa hơn đến thị trường game quốc tế.

Cuộc chạy đua trong lĩnh vực sản xuất game Việt đang nóng hơn bao giờ hết. Hàng loạt những sản phẩm game do các studio từ nhỏ đến lớn được phát hành, nhiều tựa game trong số đó đã mang lại thành công không nhỏ khi đạt được số lượng người chơi lớn cũng như đem về doanh thu hàng trăm ngàn USD cho những studio này.

Từ những thành công bước đầu

Trong số những studio phát triển game có tiếng tại Việt Nam, chắc chắn phải kể đến Hiker Games, với tên gọi cũ là Emobi Games. Đây có thể coi là studio đi đầu trong việc sản xuất game Việt với nhiều sản phẩm chất lượng và độc đáo như 2112, 7554 hay Mộng Võ Lâm.

Tham vọng nào khi game Việt tấn công thị trường quốc tế
7554: một trong những game chất lượng đến từ Hiker Games

Tuy nhiên, sản phẩm đầu tiên tạo được sự đột phá của Hiker Games trên thị trường game quốc tế phải kể đến tựa game Toy Quest. Bắt đầu gây chú ý khi phát động chiến dịch GreenLight (một chiến dịch để đưa Toy Quest có mặt trên Steam, cổng game sở hữu hàng loạt tựa game nổi tiếng trên thế giới), game đã bất ngờ được Valve chấp thuận nhanh chóng và trở thành tựa game Việt đầu tiên xuất hiện trên hệ thống Steam.

Tham vọng nào khi game Việt tấn công thị trường quốc tế
Toy Quest: game Việt đầu tiên lên Steam thành công

Hay lấy một ví dụ đơn giản như “chú chim” Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông. Thành công của Flappy Bird là minh chứng rõ ràng nhất cho câu hỏi: “Liệu game Việt có đủ tầm vươn ra thế giới?”. Đồng thời, chính những thành công này là động lực rất lớn để những người trẻ, những người mới bước vào ngành công nghiệp game, những người ấp ủ hoài bão đưa game Việt đến với thế giới sẽ tiếp tục theo đuổi con đường mà mình đã chọn.

Tham vọng nào khi game Việt tấn công thị trường quốc tế
Flappy Bird: “phát súng” đầy ấn tượng của Nguyễn Hà Đông

Cho đến những khó khăn gặp phải

Thành công này chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều thất bại của các studio làm game tại Việt Nam. Phát triển game chỉ riêng tại dải đất hình chữ S này đã khó, để đưa game đến với bạn bè quốc tế còn khó hơn gấp trăm lần.

Điều đầu tiên, đó chính là công nghệ sản xuất game chưa được đầu tư đúng mức, từ các công đoạn vẽ 2D, dựng 3D cho đến chuyển động, hiệu ứng, tất cả đều cần có những “chuyên gia” trong ngành. Gọi là “chuyên gia” vì hầu như tất cả họa sĩ game đều phải sở hữu 1 trình độ và khả năng chuyên môn cao với những hiểu biết về các công nghệ làm game mới nhất, bắt kịp với trình độ trên thế giới.

Tham vọng nào khi game Việt tấn công thị trường quốc tế
Các họa sĩ game đều phải sở hữu 1 trình độ và khả năng chuyên môn cao

Thứ hai, chi phí sản xuất game lớn cũng là một cản trở không nhỏ. Không chỉ tốn nhân lực trong từng công đoạn, quá trình sản xuất game còn cần nhiều chi phí khác như vận hành, thiết kế, tạo hình nhân vật, quản lý, test… Chính vì những áp lực từ chi phí mà nhiều nhà sản xuất game “e dè”, không dám đầu tư mạnh tay tạo nên một sản phẩm game Việt chất lượng.

Tham vọng nào khi game Việt tấn công thị trường quốc tế
Chi phí sản xuất một tựa game là rất lớn

Và cuối cùng, đó chính là việc đưa game đến với người chơi trong nước hay trên toàn thế giới. Để đáp ứng được đúng thị hiếu chơi game không phải điều đơn giản, cần phải phát triển game đúng hướng, kịch bản game được đầu tư chất xám, phù hợp và đủ hấp dẫn với thị trường nước ngoài vốn khó tính hơn Việt Nam rất nhiều, vậy thì game mà bạn làm ra mới có người chơi, mới nhận được sự ủng hộ.

Và cuối cùng là tham vọng lấn sân sang thị trường game Châu Á

Mới đây nhất, một sản phẩm do 100% người Việt phát triển mang tên Loạn Đấu Võ Lâm được công bố kèm theo khẳng định: “game Việt đầu tiên phát hành toàn Châu Á”. Đây cũng là một sản phẩm do studio Hiker Games phát triển, hợp tác cùng NPH game mobile SohaGame.

Tham vọng nào khi game Việt tấn công thị trường quốc tế
Loạn Đấu Võ Lâm là game Việt đầu tiên được phát hành toàn Châu Á

Tham vọng nào khi game Việt tấn công thị trường quốc tế
Quá trình dựng tạo hình nhân vật trong Loạn Đấu Võ Lâm

Một hướng đi có phần “mạo hiểm” khi quyết định phát hành toàn Châu Á, liệu đây có phải là một sản phẩm uy tín chất lượng khi mang thương hiệu Việt Nam đánh tiếng ra nước ngoài.

Tham vọng nào khi game Việt tấn công thị trường quốc tế
Các nhân vật trong Sử Việt: Âu Cơ, Lạc Long Quân, Sơn Tinh và Thủy Tinh

Tham vọng của Hiker Games và SohaGame đưa game phát hành toàn Châu Á đã thể hiện phần nào được sự tiến bộ trong trình độ, kĩ thuật phát triển game tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhìn nhận chung thì sản phẩm game của chúng ta chỉ tạm dừng ở mức “trung bình khá”, khó có thể so sánh được với những sản phẩm bom tấn đang có mặt trên thị trường. Nếu bức phá không cao, mà chỉ quanh đi quẩn lại đạo nhái theo phong cách của các game khác thì khó có thể mang lại thành công.

Hi vọng rằng dù có gặp phải những khó khăn nhất định, các studio game Việt sẽ tiếp tục con đường phát triển game “đầy chông gai” này. Để không chỉ Hiker Games, mà sau này sẽ còn nhiều cái tên studio khác được biết đến trên toàn thế giới.

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 23/10/2006
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"