PC
Người làm game Việt buộc phải sao chép để tồn tại?

Gần đây sự kiện Emobi Game thừa nhận Đại Minh Chủ là dự án game clone (sao chép) lại từ một gMO Trung Quốc không khỏi khiến cộng đồng mạng xôn xao. Rõ ràng việc ông Nguyễn Tuấn Huy, người đứng đầu studio thẳng thắn thừa nhận sự thật trên là điều đáng hoan nghênh, tuy nhiên nó cũng khiến chúng ta thêm một lần nữa phải công nhận rằng làng game thuần Việt đang khủng hoảng về tư duy.

Tư duy được nhắc đến ở đây không phải là trí thông minh hay trình độ chuyên môn trong sản xuất game, mà nó là khả năng nhận định và chọn lựa hướng đi phù hợp nhất với game online thời đại hiện nay. Tất nhiên, để có được điều đó thì một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả nhất là sao chép sản phẩm đã thành công từ trước, qua đó học hỏi dần dần.

Khủng hoảng tư duy

Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các game online do Việt Nam sản xuất những năm gần đây đều thất bại (thành công nếu có chỉ là được sự ủng hộ từ cộng đồng). Nhìn vào những Thuận Thiên Kiếm, 2112 Revolution, SQUAD, Generation 3,...không khó để hiểu được vì sao phần lớn game thủ không thích chúng, và lỗi ấy đến từ sự khủng hoảng tư duy làm game của các NSX nội địa còn non trẻ.

Với Thuận Thiên Kiếm, mặc dù sở hữu gameplay không đến nỗi nào, việc gắn chặt lịch sử Việt vào cốt truyện cũng rất tỷ mỉ nhưng có lẽ VNG đã quên rằng sản phẩm của mình cần có nền tảng đồ họa tốt để thu hút người chơi. Với 2112, Emobi Game xây dựng game rất đẹp, đồ họa 3D hấp dẫn nhưng điểm yếu lại là gameplay phức tạp và không hợp khẩu vị người Việt. Với SQUAD, đồ họa đẹp, hệ thống tính năng đầy đủ so với một MMOFPS, nhưng thứ quan trọng là cảm giác bắn lại không được game thủ đề cao. Tương tự với Generation 3, webgame này có đủ các bộ phận cấu thành một webgame chiến thuật tốt, nhưng đồ họa xấu, bối cảnh phương Tây rõ ràng không thể lọt vào mắt xanh của giới trẻ nước nhà.

Tất cả những bằng chứng trên cho thấy studio làm game tại Việt Nam còn rất non kém trong việc nhận định thị hiếu xã hội, họ không biết nên xây dựng sản phẩm của mình ra sao để thu hút người chơi và từ đó lựa chọn phương hướng sai lầm: quá tập trung vào đồ họa mà quên gameplay, hoặc quá tập trung vào gameplay mà quên rằng nó quá khó chẳng hạn.

Hậu quả của việc non kém về mặt tư duy đã khiến chúng ta trả giá quá nhiều, Emobi Game giờ đây không đủ nguồn lực kinh tế để tiếp tục phát triển dự án Sát Thát Truyền Kỳ, VTC Studio giải thể phần lớn nhân sự còn VNG cũng chỉ còn tập trung vào các sản phẩm tự sản xuất ở mảng game mạng xã hội đơn giản hay game mobile.

Sao chép để học hỏi

Trên thực tế, không phải Đại Minh Chủ là dự án clone từ Trung Quốc đầu tiên của Việt Nam. Song vài năm gần đây, nhiều game mạng xã hội đã làm điều này. Có thể đơn cử như một loạt trò chơi mới trên Zing Me đều học hỏi tối đa từ các game sẵn có và thành công tại quốc gia phương Bắc, tuy nhiên chúng ít được chú ý vì truyền thông không rộng và cũng không nổi bằng cái tên Emobi Game được.

Không phải ngẫu nhiên mà đối tượng để Emobi Game cũng như các studio khác chọn để sao chép đều tới từ Trung Quốc, đơn giản do thị hiếu của game thủ nước này có nhiều nét giống với Việt Nam. Hơn nữa các sản phẩm được chọn đều đứng thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng số người chơi, kết quả thành công đã rõ ràng nên sao chép theo sẽ an toàn hơn.

Chính từ việc sao chép ấy, dần dần chúng ta sẽ bắt kịp với tư duy làm game của nước ngoài, tăng cường khả năng nhận định hướng đi để thu hút tối đa cộng đồng giới trẻ ngày nay. Có thể đơn cử ngay như Đại Minh Chủ, nếu một game thủ chuyên chơi game PC nhìn vào chắc chắn sẽ nghĩ rằng nó quá đơn giản, quá đơn điệu để có thể thành công mà không hề biết rằng game gốc tại Trung Quốc đứng trong top 3 xếp hạng game mobile online ăn khách. Chỉ đến khi nhìn vào kết quả ấy thì mọi người mới vỡ lẽ rằng hóa ra tư duy nhận định game của mình còn thiếu thực tế.

Với Emobi Game, việc họ sao chép đến cả các ý tưởng về mô hình nhân vật, item cũng như cách sắp xếp giao diện người dùng trong Đại Minh Chủ là cách làm khôn ngoan. Vì xét một cách thực tế thì ngay từ những khâu nhỏ nhất như sắp xếp nút bấm ở đâu, hiệu ứng đồ họa thế nào là vừa đủ thì chúng ta cũng chưa đủ trình độ và kinh nghiệm để tự mình suy luận ra. Đã không biết thì phải học, không nên xấu hổ hoặc tự ti, đó mới là người thức thời thực sự.

Nói chung, hiện tại game thuần Việt cần sao chép càng nhiều càng tốt, không phải vì chúng ta thiếu trình độ chuyên môn mà để từ đó xây dựng tư duy làm game, trau dồi kinh nghiệm bản thân. Và nếu các studio Việt từ chỗ sao chép mà dẫn đến thành công thì người được lợi đâu chỉ có mình họ, ngay cả game thủ nước nhà cũng sẽ được chơi những sản phẩm thuần nội địa (vá lỗi nhanh chóng, không phải chờ nước ngoài sửa chữa mất thời gian), các NPH cũng không còn phải chịu tiếng "mang tiền cho nước ngoài" như thời gian qua.

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 23/10/2006
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"